Vảy nến tưởng lành hóa dữ

Vảy nến là bệnh lành tính, chung sống lâu dài, song có thể dẫn đến rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch...

Bác sĩ Vũ Thị Phương Thảo, Phó Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết đa số trường hợp vảy nến diễn tiến lành tính, bệnh nhân có thể sống chung với bệnh mà không ảnh hưởng đáng kể sức khỏe. Tuy nhiên một số người có thể xuất hiện hội chứng chuyển hóa, bệnh tim mạch ở các thời điểm trước, trong hoặc sau khi khởi phát vảy nến.

Theo bác sĩ Thảo, một số rối loạn chuyển hóa xảy ra theo vảy nến như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, béo phì, xơ vữa động mạch... Đây là những yếu tố nguy cơ tim mạch, cần lưu ý và tầm soát để phát hiện sớm trên bệnh nhân vảy nến.

Để kiểm soát nguy cơ tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bác sĩ khuyến cáo người bệnh vảy nến không tiếp xúc với thuốc lá ở bất kỳ dạng nào. Thực hiện chế độ dinh dưỡng ít chất béo bão hòa, tập trung vào thực phẩm nguyên hạt, rau, trái cây, cá. Tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng nhằm giảm mức độ nặng của vảy nến và hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan.

Hiện nay y học chưa có thuốc trị dứt điểm vảy nến. Tuy nhiên có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc uống, thuốc bôi ngoài da, liệu pháp ánh sáng...

Những năm gần đây, bệnh nhân vảy nến được điều trị bằng các loại thuốc sinh học. Nhờ ức chế những thành phần đặc hiệu của hệ thống miễn dịch, thuốc sinh học không tác động hoặc giảm tác động lên các tế bào cơ thể, vì vậy hạn chế tác dụng.

Bệnh nhân khám bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu TP HCM ngày 25/10. Ảnh: Lan Anh.
Bệnh nhân khám bệnh vảy nến tại Bệnh viện Da liễu TP HCM ngày 25/10. Ảnh: Lan Anh.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết vảy nến là bệnh lý viêm mạn tính qua trung gian miễn dịch, liên quan tới gene di truyền, biểu hiện ngoài da hoặc khớp, hay cả da và khớp. Thương tổn đặc trưng là mảng da màu đỏ, giới hạn rõ, bề mặt có vảy trắng, dễ tróc, thường xuất hiện ở da đầu, đầu gối, khuỷu tay và thân mình. Thương tổn cũng có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của cơ thể như móng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục và mặt...

Bệnh nhân vảy nến thường ở độ tuổi 15-35. Bệnh không lây cho người khác. Một số yếu tố khởi phát là stress, viêm họng, sử dụng thuốc chứa lithium, thuốc kháng sốt rét, khí hậu khô, lạnh, một vết cắt, trầy xước, bỏng nặng...

Hưởng ứng Ngày Vảy nến Thế giới 29/10, Bệnh viện Da liễu TP HCM tặng bệnh nhân ấn phẩm Kiểm soát và sống chung với bệnh vảy nến. Bệnh viện mỗi năm khám và điều trị khoảng 50.000 lượt bệnh nhân. Toàn cầu hiện ghi nhận khoảng 125 triệu người mắc bệnh vảy nến.

Lê Phương 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới