Vì sao bệnh phong tái xuất, bạch hầu bùng phát?

Mầm bệnh phong cùi, bạch hầu vẫn lưu hành ở cộng đồng chưa được tiêu diệt, cùng với tỷ lệ tiêm chủng chưa cao khiến dịch bệnh bùng phát.

Phó giáo sư Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết các mặt bệnh xuất hiện trở lại do mầm bệnh trong cộng đồng chưa được tiêu diệt hết.

Ví dụ bệnh phong cùi, hàng năm ngành y tế đều có người tầm soát và phát hiện các ca bệnh mới, số lượng phát hiện ít, chỉ vài chục ca. Hiện Việt Nam vẫn duy trì một số trại phong ở Quỳnh Lập (Nghệ An), Vǎn Môn (Thái Bình), Sóc Sơn (Hà Nội), Phú Bình, Sơn La, Quy Hòa... để các bệnh nhân cùng chung sống và điều trị.

Đối với bệnh bạch hầu, dịch bùng phát không chỉ do mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong môi trường mà còn do miễn dịch cộng đồng tại khu vực có ca bệnh xuống thấp vì thiếu tiêm chủng. Người dân mải làm nương, làm rẫy, thường xuyên di chuyển nên không tuân thủ lịch tiêm vaccine, tiêm không đầy đủ, khó tiếp cận với tiêm chủng hoặc không tiêm khi được cán bộ y tế vận động. Khi miễn dịch thấp, vệ sinh kém, con người tiếp xúc với mầm bệnh, dịch dễ quay trở lại.

Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Phó trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, chia sẻ quan điểm. Người dân ở các khu vực vùng sâu tiếp cận y tế khó khăn, vệ sinh kém, nhận thức chưa cao. Ví dụ khi bị bệnh, người dân tới thầy lang để cúng bái thay vì đi bệnh viện, một số trường hợp không tiêm vaccine và uống thuốc dù được cán bộ y tế mang tới tận nhà, khiến cho dịch bệnh bùng phát.

Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm, cho biết có thể tồn tại một nhóm cộng đồng mang bệnh bạch hầu, tiếp xúc với người có miễn dịch thấp gây lây nhiễm, trở thành các ổ dịch nhỏ vì bệnh lây rất nhanh qua đường hô hấp.

Bác sĩ điều trị bạch hầu không chỉ bằng kháng sinh thông thường mà còn cần tới huyết thanh kháng độc tố bạch hầu để giảm biến chứng, giảm tử vong. Trong khi đó, việc sản xuất huyết thanh kháng độc tố đã giảm xuống do ít ca bệnh bạch hầu trong nhiều năm nay.

Khu cách ly, kiểm tra bệnh bạch hầu tại cụm dân cư 12, xã Đăk R'măng, huyện Đăk G'long, Đăk Nông. Ảnh: Trần Hóa.
Khu cách ly, kiểm tra bệnh bạch hầu tại cụm dân cư 12, xã Đăk R'măng, huyện Đăk G'long, Đăk Nông. Ảnh: Trần Hóa.

Để ngăn chặn bạch hầu lây lan trong cộng đồng, chuyên gia cho rằng cần kiểm tra lại việc tiêm vaccine phòng bệnh. Trong trường hợp khó đánh giá miễn dịch, không biết ai được tiêm hay chưa tiêm, có thể cho tiêm đại trà nhắc lại với người ở vùng dịch để phòng bệnh.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục phát hiện các ca bệnh, cách ly người tiếp xúc và cho uống kháng sinh dự phòng. Với người có dấu hiệu viêm họng hạt ở vùng dịch, cần được coi như mắc bạch hầu và phải chữa ngay, không đợi xét nghiệm rồi mới cách ly, điều trị.

Chi Lê

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới