Vì sao nên đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc?

Trong mỗi sản phẩm thuốc đều có tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo. Nhưng phần lớn người sử dụng thuốc đều không quan tâm thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng đó, thậm chí còn vứt nó đi ngay khi bóc hộp thuốc. Việc không đọc hướng dẫn sử dụng, dẫn đến nhiều trường hợp dùng thuốc quá liều, ngộ độc thuốc, xảy ra tương tác thuốc hoặc gặp tác dụng phụ của thuốc mà không biết…
Người bệnh nên đọc hướng dẫn sử dụng thuốc - Ảnh minh họa
Người bệnh nên đọc hướng dẫn sử dụng thuốc - Ảnh minh họa

 

Khi dùng bất cứ loại thuốc nào, người bệnh cần phải đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm với thuốc, mục đích cuối cùng giúp việc sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả... Cụ thể việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng sẽ giúp người bệnh biết được các thông tin cần thiết như:

Liều lượng và cách dùng thuốc đúng

Việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng giúp người bệnh biết được mình sẽ uống loại thuốc gì, hàm lượng ra sao, tác dụng của mỗi loại hoá chất. Đồng thời chỉ ra các trường hợp bệnh mà thuốc được sử dụng, liều lượng dùng, số lần dùng trong ngày và thời gian trị liệu (chỉ được dùng tối đa là trong bao nhiêu ngày); biết được cách uống thuốc đúng, nên uống thuốc vào thời điểm nào (vào buổi sáng, uống trước ăn, uống sau ăn hay uống vào buổi tối…) để thuốc đạt hiệu quả cao nhất và tránh bị đồ ăn, thức uống làm hỏng thuốc.

Các thuốc dùng để chữa bệnh thông thường như: như cảm cúm, sốt, đau (như đau đầu), sổ mũi, ngạt mũi, ho...là thuốc mà người bệnh có thể mua trực tiếp tại các nhà thuốc mà không cần đơn của bác sĩ. Các thuốc này tương đối an toàn nhưng không phải là vô hại, mà chúng vẫn có những tác dụng phụ cho người dùng. Việc đọc thông tin về cách sử dụng các thuốc này trước khi dùng giúp người bệnh tránh các tác dụng phụ không đáng có và để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Chẳng hạn như: Các loại vitamin uống sau ăn hấp thu tốt hơn. Các thuốc giảm đau chống viêm không steroid chủ yếu dùng để giảm sốt, giảm đau đầu, dùng trong bệnh viêm khớp (ibuprofen, diclofenac…) nên uống sau ăn để giảm kích ứng dạ dày. Hoặc đang dùng thuốc kháng sinh thì không nên dùng đồng thời men vi sinh, vì men vi sinh cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột sẽ bị kháng sinh tiêu diệt luôn, do vậy men vi sinh không phát huy được tác dụng.

Ngoài ra, tờ hướng dẫn dùng thuốc còn thông tin thêm về một số thành phần nhất định của thuốc, ví dụ như hàm lượng muối - thông tin hữu ích cho những bệnh nhân ăn kiêng hoặc bị dị ứng; tên mỗi tá dược (như chất tạo màu, chất kết dính...)...

Việc đọc thông tin thuốc trước khi sử dụng còn tránh việc dùng thuốc quá liều, vì ngay cả với thuốc thông dụng với tên gọi khác nhau nhưng chúng có thể chứa cùng một hoạt chất. Do đó, nếu sử dụng nhiều hơn một thuốc không kê đơn (OTC), bạn cần chú ý thông tin về thành phần hoạt chất chính của thuốc để không bị dùng quá liều.

Biết được các tác dụng phụ của thuốc

Trong mỗi tờ hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc đều đề cập những tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra khi dùng ở liều bình thường và khi quá liều. Đó là các phản ứng nhẹ như: buồn nôn, nôn, chóng mặt, mẩn ngứa ngoài da... đến nặng như gây loét, chảy máu dạ dày, tá tràng; hoặc các phản ứng dị ứng nặng có thể tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời. Việc đọc kỹ các thông tin này, giúp người bệnh nhận diện được những tác dụng bất lợi khi dùng thuốc để biết cách xử lý và phòng tránh.

Đối tượng chống chỉ định hoặc phải thận trọng dùng thuốc

Phần “thận trọng và chống chỉ định” cung cấp các thông tin quan trọng về các đối tượng cần thận trọng khi sử dụng thuốc và cách phòng tránh như: Khi nào cần thăm khám bởi bác sĩ hoặc tư vấn bởi dược sĩ trước khi sử dụng thuốc; các trường hợp có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hoặc không an toàn cho người bệnh; các trường hợp không nên sử dụng thuốc; khi nào cần ngưng sử dụng thuốc. Hầu hết các thuốc đều có chống chỉ định nhất định (tức là những đối tượng không được dùng) và những đối tượng nếu dùng phải rất thận trọng  và có sự theo dõi sát sao về tình trạng sức khoẻ trong quá trình dùng thuốc.

HDSD thuốc - Ảnh minh họa
HDSD thuốc - Ảnh minh họa

Mỗi loại thuốc sẽ có những chống chỉ định riêng, những thận trọng riêng. Ví dụ: Đối với thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol, người có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan không được dùng. Hay thuốc nhỏ mũi oxymetazolin, trẻ em dưới 6 tuổi, người bệnh bị glocom không được dùng và những đối tượng như người bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp… dùng phải hết sức thận trọng vì bệnh có thể nặng lên do thuốc gây tác dụng trên tim mạch. Thuốc mebendazol (thuốc trị giun) không dùng cho người mang thai 3 tháng đầu, người bị bệnh gan và những người quá mẫn với mebendazol. Thuốc nhuận tràng macrogol không dùng cho người bị viêm loét đại trực tràng, đau bụng không rõ nguyên nhân. Có nhiều trường hợp nghe mách bảo tự ý mua thuốc về dùng mà không cần để ý xem loại thuốc đó có phù hợp với bệnh cảnh của mình không? Chẳng hạn như, cũng là thuốc điều trị bệnh gút, với bệnh nhân này thì dùng được nhưng với bệnh nhân khác lại không dùng được vì có kèm thêm bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tim, gan, thận...

Đối với những người có bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường, hen suyễn... cần hết sức thận trọng khi dùng các thuốc không kê đơn vì có thể gây ra tác hại nguy hiểm (làm trầm trọng thêm bệnh sẵn có) hoặc gây ra những phản ứng cơ thể nghiêm trọng. Ví dụ: Các thuốc chống sung huyết gây co mạch trong điều trị nghẹt mũi (phenylephedrin, pseudoephedrin...) làm gia tăng huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp; thuốc kháng histamin thế hệ cũ (chlorpheniramin, dexchlorpheniramin...) gây bí tiểu ở người phì đại tuyến tiền liệt; thuốc aspirin và các thuốc kháng viêm NSAID (ibuprofen, diclophenac...) gây khởi phát đợt hen suyễn, gây ra viêm loét dạ dày - tá tràng...

DS. Kim Thành

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới