Việt Nam sẽ sớm dùng huyết tương điều trị Covid-19

Liệu pháp huyết tương đang được xem xét, đánh giá như một phương pháp tiềm năng điều trị người bệnh Covid-19, nhất là trường hợp tiến triển nặng.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh, cho biết công tác điều trị người bệnh Covid-19 trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn khó khăn do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccine phòng ngừa. Tất cả đều đang nghiên cứu và thử nghiệm các phương pháp chữa bệnh.      

"Sử dụng huyết tương là một liệu pháp mà thế giới đang thử nghiệm và Việt Nam cũng đang đi theo hướng này", ông Khuê nói.

Về cơ chế, các chuyên gia cho biết khi người khỏi Covid-19, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại virus. Khi truyền vào cơ thể người bệnh, kháng thể này sẽ phát huy tác dụng, hỗ trợ diệt virus. Tuy nhiên, không phải ai khỏi Covid-19 cũng sinh ra kháng thể đủ mạnh để thu thập.    

Hiện, Việt Nam đã điều trị khỏi cho 225 trên 270 trường hợp mắc bệnh, trong đó bệnh nhân nặng chiếm khoảng 5% và chưa có trường hợp tử vong. 

Một bệnh nhân Covid-19 được truyền huyết tuơng chứa kháng thể của người đã hồi phục tại bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh:EPA
Một bệnh nhân Covid-19 được truyền huyết tuơng chứa kháng thể của người đã hồi phục tại bệnh viện tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh:EPA

Điều kiện để hiến và nhận huyết tương

Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết sử dụng huyết tương điều trị bệnh nhân Covid-19 là phương pháp mới, nhiều triển vọng. Trong tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy thuốc điều trị người bệnh. Đặc biệt là những trường hợp tiến triển nặng và bệnh nặng.  

Theo bác sĩ, điều quan trọng nhất khi áp dụng liệu pháp này là lựa chọn người hiến huyết tương như thế nào và vấn đề sử dụng huyết tương.

Điều kiện thực hiện, người khỏi bệnh phải sẵn lòng hiến huyết tương và phải có kháng thể đủ mạnh để trung hòa virus. Còn người nhận phải dung nạp kháng thể người hiến đồng thời cơ thể chưa sinh ra kháng thể mới có thể tiếp nhận.

"Nếu thực hiện đúng cách và thu thập đủ huyết tương từ người từng nhiễm bệnh, kháng thể đó có thể điều trị cho bệnh nhân khác", bác sĩ nói. 

Tuy nhiên, liệu pháp huyết tương để điều trị bệnh nhân Covid-19 cần có chỉ định đặc biệt. "Tuyệt đối không sử dụng bừa bãi" do quy trình tách chiết phức tạp, không phải ai cũng có thể hiến hoặc nhận, theo bác sĩ Điền. Do đó, người nhận huyết tương thường là bệnh nhân ở giai đoạn nặng, cơ thể có tải lượng virus cao, đã điều trị bằng các phương pháp khác nhưng chưa có kháng thể.    

An toàn việc hiến huyết tương của người khỏi Covid-19 cũng được đặt lên hàng đầu để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm nCoVvà các tác nhân gây bệnh khác cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.      

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Giang, Phó trưởng Khoa Virus ký sinh trùng, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, chung quan điểm. Ông cho biết đang nghiên cứu lấy huyết tương của người khỏi Covid-19.   

"Hy vọng huyết tương người hiến sau khi đã được tách chiết, phân lập, truyền vào cơ thể sẽ giúp bệnh nhân đang điều trị chống lại virus và giảm được tình trạng nặng", bác sĩ Giang nói. 

Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người nghi ngờ nhiễm Covid-19. Ảnh: Ngọc Thành
Nhân viên y tế tiến hành lấy mẫu xét nghiệm người nghi ngờ nhiễm Covid-19. Ảnh: Ngọc Thành

Đơn vị nào đủ điều kiện thực hiện?

Ngày 8/4, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã giao hai bệnh viện là Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương xây dựng dự thảo Hướng dẫn tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19.     

Hiện, Cục Quản lý Khám chữa bệnh giao 4 bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng cùng nghiên cứu là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM.

Quá trình tách, lấy huyết tương trước mắt chỉ thực hiện ở các trung tâm lớn có các chuyên gia hàng đầu, đủ điều kiện như Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương; Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền máu- Huyết học TP HCM.

Các đơn vị được giao nhiệm vụ phải phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các Viện Pasteur đảm bảo lấy huyết tương đúng quy trình chuyên môn và nồng độ kháng thể. Bên cạnh đó, các đơn vị thực hiện phải đảm bảo công tác an toàn sinh học trong tất cả quy trình; vận động người hiến và có chính sách giúp đỡ, động viên với người tham gia tình nguyện hiến huyết tương hồi phục.

Ông Khuê nhấn mạnh, tiếp nhận và sử dụng huyết tương trong điều trị Covid-19 phải đảm bảo tính khoa học; an toàn cho người bệnh và sẽ không ngừng được cập nhật, hoàn chỉnh.   

Lê Nga - Thùy An - Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Y học thường thức - 02/05/2024

Chớ chủ quan với bệnh giời leo

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Y học thường thức - 23/04/2024

Mắc rối loạn hoang tưởng, người vợ luôn ám ảnh chồng ngoại tình

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Y học thường thức - 15/04/2024

Hi hữu phát hiện cụ bà có 2 bàng quang

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Y học thường thức - 08/04/2024

Lý do gia tăng người trẻ mắc tiểu đường

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới