Virus nCoV có thể tồn tại trong cơ thể người hơn một tháng

Các chuyên gia khuyên những người khỏi bệnh sớm vẫn cần xét nghiệm sau một tháng nhiễm virus nCoV.

Mới đây, một nghiên cứu được tiến hành với hơn 1.000 bệnh nhân tại Reggio Emilia, khu vực chịu tác động mạnh mẽ của Covid-19 tại Italia. Các nhà khoa học ghi nhận thời gian hết sạch virus trong cơ thể con người trung bình là 31 ngày.

Theo đó, nhiều người có vẻ đã khỏi bệnh, không còn triệu chứng nhưng thực tế vẫn tiềm ẩn virus hoặc các mảnh virus trong máu. Khả năng lây nhiễm của những bệnh nhân này vẫn còn.

Người khỏi Covid-19 cần xét nghiệm lại sau 1 tháng nhiễm bệnh. Ảnh: Reuters
Người khỏi Covid-19 cần xét nghiệm lại sau 1 tháng nhiễm bệnh. Ảnh: Reuters

Đa số các bệnh nhân Covid-19 sẽ khỏi trong vòng nửa tháng sau khi trải qua các triệu chứng như sốt, ho, mất vị giác, khứu giác vài ngày. 

Dù vậy, tác động của Covid-19 thay đổi khó lường, tùy thuộc vào từng cá nhân. Có người mất hàng tháng để bình phục trong khi đó, có người chỉ ốm vài ngày.

Ở Anh, mọi người không phải tự cách ly nếu có kết quả âm tính nCoV dù có các triệu chứng sốt, ho, mất vị giác... Người bệnh cũng chỉ cần cách ly 10 ngày sau khi dương tính. 

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus có thể tồn tại trong nhiều tuần và để lại những biến chứng lâu dài dù người bệnh đã hết các biểu hiện và âm tính nCoV.

Các nhà nghiên cứu ở Reggio Emilia, miền nam Italia, vừa công bố kết quả xét nghiệm của cư dân trong vùng.

Họ khảo sát trên 1.259 người dương tính với nCoV sau đó có kết quả âm tính. Thời gian để virus hoàn toàn biến mất trung bình là 31 ngày.

Một khảo sát với số người nhỏ hơn (1.162) được chia thành 3 giai đoạn: 15 ngày, 29 ngày và 38 ngày sau khi nhiễm bệnh. Kết quả cho thấy, các bệnh nhân vẫn có virus trong người suốt nhiều tuần liền.

Trong đó, 704 người (60,5%) hết virus trong vòng 38 ngày; 79% khỏi bệnh sau 29 ngày.

Bởi vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng việc xét nghiệm quá sớm sẽ cho kết quả sai. Họ đề xuất phải chờ ít nhất 4 tuần mới tiến hành đánh giá bệnh nhân có còn virus không.

Những người được công bố khỏi bệnh sớm có thể là nguồn lây bệnh cho người khác.

Bác sĩ Francesco Venturelli và các đồng nghiệp cho hay: “Để tránh các ca lây nhiễm phát sinh, hoặc thời gian cách ly phải dài hơn (30 ngày từ khi có triệu chứng) hoặc phải xét nghiệm lại sau khi hết cách ly”.

Trên thực tế, sau khi âm tính nCoV, nhiều người vẫn có các biểu hiện như mệt mỏi kéo dài, khó thở, nhịp tim tăng, đột quỵ, mất vị giác, mất khứu giác, suy thận, đau đầu, mệt mỏi cơ bắp…

Với những người bệnh nặng, tác động đó kéo dài hơn. Theo một khảo sát trên 143 bệnh nhân nhập viện ở Italy, gần 90% có các dấu hiệu trên hai tháng sau khi nhiễm bệnh. Triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở, đau khớp.

An Yên (Theo Daily Mail)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Y học thường thức - 19/03/2024

Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập viện vì thời tiết

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Y học thường thức - 10/03/2024

Nguy kịch tính mạng do điều trị basedow sai cách

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

Y học thường thức - 04/03/2024

Nổi mày đay có phải do suy giảm chức năng gan?

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Y học thường thức - 28/02/2024

9 điều cần nhớ khi người thân đột quỵ não

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Y học thường thức - 26/02/2024

Tránh biến chứng bàn chân ở người mắc tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới