WHO: Số ca nhiễm sởi toàn cầu cao gấp ba lần năm 2018
Giám đốc bộ phận tiêm chủng, vaccine và sinh phẩm của WHO Kate O'Brien đã chỉ trích hệ thống y tế yếu kém và thông tin sai lệch về vaccine là nguyên nhân của tình trạng báo động. Bà kêu gọi các phương tiện truyền thông xã hội và cộng đồng bảo đảm thông tin chính xác về việc phòng ngừa căn bệnh có tính truyền nhiễm cao này.
Phát biểu tại cuộc họp báo, bà O’Brien nhấn mạnh, hiện có một xu hướng đáng lo ngại là tất cả các khu vực đang trải qua sự gia tăng bệnh sởi ngoại trừ khu vực châu Mỹ, nơi có xu hướng giảm nhỏ.
Theo WHO, số ca nhiễm sởi ghi nhận được từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay cao gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2018.
Trong năm nay, trên toàn cầu ghi nhận gần 365 nghìn trường hợp nhiễm sởi. Đây là con số cao nhất kể từ năm 2006 dù đây mới chỉ đại diện cho một phần trong số 6,7 triệu trường hợp nghi ngờ nhiễm sởi.
Sởi là nguyên nhân dẫn đến khoảng 109 nghìn ca tử vong trong năm 2017.
Các đợt dịch bùng phát lớn nhất đang hoành hành ở Cộng hòa Dân chủ Congo (155.460 ca nhiễm), Madagascar (127.454 ca nhiễm) và Ukraine (54.246 ca nhiễm).
Châu Âu cũng không nằm ngoài tình trạng gia tăng số ca mắc bệnh sởi, với bốn nước không còn là quốc gia “không có sởi” vào năm 2018 bao gồm Albania, Cộng hòa Séc, Hy Lạp và Anh.
Chuyên gia Siddhartha Datta từ văn phòng khu vực châu Âu của WHO thông báo, trong nửa đầu năm nay, tại 53 quốc gia châu Âu đã ghi nhận 90 nghìn ca mắc sởi, nhiều hơn so với cả năm 2018.
Trong đó, hơn một nửa số ca mắc sởi là tại Ukraine. Trước tình trạng đó, Bộ Y tế nước này đang thực hiện các chiến dịch tiêm chủng có mục tiêu ... tiêm chủng tại trường học, tiêm phòng cho những đối tượng có nguy cơ cao trong số các tân binh và nhân viên y tế.
Số liệu của WHO không phân tích cụ thể về số lượng nhiễm sởi tại châu Mỹ.
Tuy nhiên, các nhân viên y tế liên bang Mỹ hôm 26-8 cho biết, nước này đã ghi nhận 1.215 ca mắc bệnh sởi ở 30 bang. Đây là đợt bùng phát dịch sởi tồi tệ nhất kể từ năm 1992.
Các chuyên gia y tế cho hay, virus sởi lây lan ở trẻ em trong độ tuổi đi học không được cha mẹ cho tiêm chủng vaccine sởi-quai bị-rubella để giúp miễn dịch với căn bệnh này.
Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 6 vừa qua cho thấy, niềm tin vào vaccine – sinh phẩm hiệu quả và được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới – đang cao nhất ở các nước nghèo nhưng lại thấp hơn ở những nước giàu có, nơi sự hoài nghi đã cho phép bùng phát các loại bệnh như bệnh sởi.
“Chúng tôi thấy thông tin sai lệch là mối đe dọa ngày càng tăng”, bà O'Brien nhấn mạnh. “Chúng tôi đang kêu gọi các nhà cung cấp truyền thông xã hội, cộng đồng, các nhà lãnh đạo, những người có tiếng nói, chắc chắn rằng bạn đang truyền đạt thông tin chính xác, hợp lý, đáng tin cậy về mặt khoa học”.
Theo Reuters
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo