WHO: Trị Covid-19 bằng huyết tương kém hiệu quả
Hôm 24/8, Soumya Swaminathan, trưởng nhóm khoa học của WHO, cho biết chỉ một số thử nghiệm lâm sàng về huyết tương cho ra kết quả giá trị. Các bằng chứng còn lại đến nay chưa đủ tính thuyết phục.
Theo bà Swaminathan, các thử nghiệm có kết quả tích cực chỉ được thực hiện trên quy mô nhỏ, dữ liệu không thể sử dụng để kết luận toàn diện.
"Hiện tại, các bằng chứng có tính xác thực thấp. Chúng tôi khuyến nghị dùng huyết tương như một biện pháp thử nghiệm, bởi nó cần được đánh giá thêm trong các nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên", bà phát biểu.
Kết quả của hình thức điều trị này cũng có sự mâu thuẫn. Một phân tích tại Trung Quốc cho thấy huyết tương từ người khỏi Covid-19 không giúp những bệnh nhân khác tiến triển tích cực. Nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nó làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong.
Thách thức khác là đánh giá sự cách biệt về chất lượng của huyết tương, bởi chúng được lấy từ nhiều người. Sản phẩm này ít được tiêu chuẩn hoá hơn kháng thể đơn dòng điều chế trong phòng thí nghiệm.
Bruce Aylward, cố vấn cấp cao của WHO, đề cập thêm về các rủi ro tiềm tàng, bên cạnh hiệu quả của phương pháp.
"Vẫn có một số tác dụng phụ, từ sốt nhẹ đến tổn thương phổi nặng, quá tải hệ tuần hoàn. Vì vậy, kết quả thử nghiệm lâm sàng là vô cùng quan trọng", ông nói.
Khái niệm huyết tương dưỡng bệnh đã tồn tại từ lâu, thường sử dụng để điều trị các bệnh truyền nhiễm. Nó nổi lên như một hiện tượng trong đại dịch, khi y bác sĩ ráo riết chạy đua với thời gian, cứu sống nhiều người mắc Covid-19 nhất có thể. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) hôm 23/8 đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp phương pháp này.
Kỹ thuật cơ bản là thu thập huyết tương giàu kháng thể từ người đã khỏi Covid-19, truyền chúng cho các bệnh nhân có triệu chứng từ nặng đến nghiêm trọng ,với hy vọng giúp họ hồi phục nhanh chóng hơn.
Để điều trị bệnh nhân Covid-19, các biện pháp phổ biến hiện nay là điều trị triệu chứng, nâng thể trạng, dùng thuốc kháng virus, các thuốc chống viêm, chống suy tạng, đông máy, ức chế bão cytokine. ruyền huyết tương người khỏi bệnh cũng được cân nhắc là một cách thức điều trị. Giải pháp lâu dài mà thế giới đang trông chờ để ngăn ngừa Covid-19 là vaccine.
Tại Việt Nam, các chuyên gia đã nghiên cứu về khả năng sử dụng huyết tương cho bệnh nhân nhiễm nCoV từ hồi tháng 4. Ngày 3/8, đề án huyết tương được Bộ Y tế phê duyệt, bắt đầu tuyển chọn người hiến.
Thục Linh (Theo Reuters)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Y học thường thức - 06/08/2024
Điều khác biệt của mùa sốt xuất huyết năm nay
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Y học thường thức - 16/07/2024
Xuất hiện ổ dịch bệnh sởi tại Đắk Lắk
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Y học thường thức - 03/07/2024
Xử trí kiến ba khoang đốt, tránh để lại sẹo thâm
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Y học thường thức - 28/05/2024
Trẻ béo phì có vệt đen vùng cổ, có đáng lo?
Chớ chủ quan với bệnh giời leo
Y học thường thức - 02/05/2024
Chớ chủ quan với bệnh giời leo