8 vaccine Covid-19 đang thử nghiệm lâm sàng
Tuyên bố được đưa ra trong cuộc họp tại thành phố Geneva, Thuỵ Sĩ, hôm 16/5. Kể từ khi Covid-19 bùng phát, chính phủ các nước đã ráo riết tìm ra phương pháp ngăn ngừa, điều trị. Hiện Mỹ, Trung Quốc và Đức dẫn đầu cuộc đua.
Ngày 15/5, tại cuộc họp ở Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thúc đẩy "Chiến dịch Thần tốc", lựa chọn 14 loại vaccine để đầu tư và phát triển, kỳ vọng có thể đưa vào sử dụng đại trà "cuối năm hoặc sớm hơn". Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật Bản cho rằng thời gian như vậy là quá ngắn.
Kể từ tháng 3, công ty công nghệ sinh học Moderna, trụ sở ở Mỹ, đã kết hợp với Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, thực hiện các thử nghiệm lâm sàng. Hai "ứng viên" đang được nghiên cứu đều là vaccine RNA thông tin - loại vật liệu di truyền có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại virus một cách hiệu quả.
Trong khi đó, công ty khác là Inovio Enterprises bắt đầu phát triển vaccine sử dụng các phân tử DNA vào tháng 4.
Trung Quốc có 4 nhóm nghiên cứu nằm trong danh sách của WHO. Một trong số đó là Cansino Biological. Công ty đang cố gắng tinh chỉnh các loại virus khác, tạo ra protein của nCoV, khiến cơ thể sinh phản ứng miễn dịch.
Pfizer - công ty công nghệ sinh học Mỹ và BioNTech SE - công ty trị liệu miễn dịch Đức, cũng từng bước phát triển vaccine dựa trên RNA. Khác với vaccine truyền thống, vaccine từ RNA không sử dụng virus đã giảm độc lực tiêm vào cơ thể, do đó an toàn hơn cho người sử dụng.
Nhật Bản đang đánh giá tiền lâm sàng đối với 6 "ứng viên" tiềm năng. Nghiên cứu diễn ra ở Đại học Osaka, Đại học Tokyo và Viện Truyền nhiễm Quốc gia.
Yoshihiro Kawaoka, chuyên gia virus tại Viện Y học, Đại học Tokyo, cho biết ngay cả khi vaccine ở nước ngoài thành công và được chấp thuận sử dụng, nguồn cung cho Nhật Bản vẫn sẽ rất hạn chế. Ông cũng cho rằng việc có vaccine trong năm nay là điều khó khăn.
Trên thực tế, quá trình phát triển tốn nhiều công đoạn. Đầu tiên, các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng, thí nghiệm trên mẫu virus và động vật để xác định độ an toàn và hiệu quả. Sau đó, họ tiếp tục thử nghệm vaccine trên người. Bước cuối cùng là đề ra kế hoạch phân phối số lượng lớn và xin cấp phép của chính phủ.
Thông thường, toàn bộ quá trình tốn tới vài năm, thậm chí hàng thập kỷ. Song với nỗ lực hợp tác toàn cầu, các chuyên gia kỳ vọng vaccine Covid-19 sẽ có trong khoảng 12 đến 18 tháng nữa.
Thục Linh (Theo SCMP)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú
Y tế 24h - 14/10/2024
Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú
Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư
Y tế 24h - 02/10/2024
Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư
Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa
Y tế 24h - 01/10/2024
Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa
Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch
Y tế 24h - 30/09/2024
Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch