Ai không nên ăn hồng ngâm, để tránh tắc ruột?

Theo Báo giao thông 07:43 29/09/2022 - Y tế 24h
Theo chuyên gia dinh dưỡng, dù hồng ngâm là loại quả ngon, nhiều dinh dưỡng nhưng ăn không đúng cách, đúng thời điểm lại gây hại cho sức khoẻ.

Mới đây, Bệnh viện E đã tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 57 tuổi (ở Hà Nội) nhập viện vì đau bụng âm ỉ vùng thượng vị sau khi ăn quả hồng ngâm. Bệnh nhân có tiền sử viêm loét dạ dày, viêm da cơ địa và từng cắt u xơ tử cung.

Tại bệnh viện, kết quả nội soi dạ dày cho thấy có nhiều ổ loét ở hang vị bờ cong nhỏ, đặc biệt trong dạ dày có 2 khối bã thức ăn lớn, cứng chắc. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật để lấy khối bã thức ăn.

Ai không nên ăn hồng ngâm, để tránh tắc ruột?

Để tránh gây ra rắc rối cho sức khoẻ, mọi người không ăn hồng khi bụng đói (ảnh minh họa)
Để tránh gây ra rắc rối cho sức khoẻ, mọi người không ăn hồng khi bụng đói (ảnh minh họa)

 

Theo TS. BS. Đặng Quốc Ái (Khoa Ngoại tổng hợp BV E Trung ương), không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều quốc gia đều ghi nhận các trường hợp ăn hồng gây tắc ruột. BS. Ái lý giải, trong quả hồng có chất tanin gây vị chát và chất pectin, hai chất này có nhiều ở vỏ hồng. Tanin và pectin là những chất làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột.

Nếu ăn quá nhiều, nhất là vào lúc đói, các chất này cùng với hàm lượng chất xơ có trong quả hồng dưới tác dụng của axit dạ dày sẽ vón lại thành từng khối, nếu các khối bã thức ăn này không được đẩy ra ngoài theo đường bài tiết tự nhiên, chúng sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Thông thường thực phẩm sẽ được nghiền nhỏ ở dạ dày rồi mới được đưa xuống ruột non, tuy nhiên ở những người đã cắt dạ dày hoặc cắt một phần dạ dày (nơi tiết nhiều axit), không tiêu hóa được xenlulo và các chất khác, miệng nối giữa ruột non và dạ dày lớn do vậy thực phẩm ăn vào rơi luôn xuống ruột, vón cục lại thành từng mảng lớn đi đến đâu gây tắc đến đó.

Chia sẻ về loại quả được ưa chuộng trong mùa thu này, PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết, hồng ngâm là loại trái cây ngon và bổ dưỡng, có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như mangan, kali, kẽm, đồng và vitamin C, beta-caroten, sắt, kali… Tuy nhiên, dù là một loại quả ngon nhiều dinh dưỡng nhưng không biết ăn lại gây hại cho sức khoẻ. Do trong hồng có nhiều tanin và pectin khiến cho hồng rất chát. Khi ăn nhiều hồng có thể gây ra tình trạng táo bón, khó tiêu hoá, tắc ruột.

Chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh, để tránh gây ra rắc rối cho sức khoẻ, mọi người không ăn hồng khi bụng đói; với người đang có tình trạng táo bón, tiêu hóa kém cũng không nên ăn hồng ngâm nhiều. Chất tanin ở quả hồng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.

“Để an toàn khi ăn hồng ngâm, với người cao tuổi khi ăn hồng nên chọn quả đã chín. Ăn hồng ngâm nên uống nước nhiều để thuận lợi cho quá trình tiêu hoá. Ngoài ra, mọi người cũng nên ăn thêm sữa chua để bổ sung nhiều lợi khuẩn tốt cho sức khoẻ, hạn chế được nguy cơ táo bón”, bà Lâm khuyến cáo.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Y tế 24h - 15/01/2025

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Y tế 24h - 07/01/2025

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Y tế 24h - 06/01/2025

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Y tế 24h - 03/01/2025

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới