Bác sĩ Nhi khoa chỉ ra nhiều sai lầm của cha mẹ khiến trẻ dễ mắc bệnh

03:48 22/09/2022 - Y tế 24h
Để bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh lý hô hấp, cha mẹ lưu ý cách vệ sinh mũi, họng cho trẻ, vì đây vốn là nơi vi khuẩn, virus dễ bám đầu tiên.

Cha mẹ tự ý cho trẻ dùng thuốc, làm gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh

Hiện tại khoa Nhi, BV Thanh Nhàn có trường hợp trẻ 3 tuổi, điều trị bệnh viêm phế quản dai dẳng tại nhà suốt 2 tháng, không đỡ mà còn trở nặng phải nhập viện. Tại BV, trẻ được chỉ định là kháng sinh đồ, phát hiện tụ cầu, kháng với nhiều loại kháng sinh, hiện chỉ nhậy với 1-2 loại kháng sinh. Gia đình cho biết, ở nhà trẻ được cho dùng nhiều loại thuốc kháng sinh nhưng mãi không khỏi bệnh.

Bác sĩ Nhi khoa chỉ ra nhiều sai lầm của cha mẹ khiến trẻ dễ mắc bệnh

Một bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp đang điều trị tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn
Một bệnh nhi viêm đường hô hấp cấp đang điều trị tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn

 

BS. Vũ Thị Mai, Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn cho biết: “Rất nhiều cha mẹ tự ý cho con dùng thuốc, trong đó có kháng sinh trước khi đi khám bệnh viện. Khi vào viện, các mẹ thường mang theo cả bọc thuốc, trong đó có nhiều loại thuốc không có bao bì, tem mác nên chúng tôi còn chưa khẳng định đó là thuốc gì”.

Cách vệ sinh mũi họng cho trẻ:

- Nếu trẻ mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Trong trường hợp dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi, đợi một lúc cho nước muối ngấm rồi nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để gỉ mũi mềm và bong ra.

- Nếu dịch mũi quá nhiều và đặc có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho trẻ. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi. Tuyệt đối không dùng miệng của người lớn trực tiếp hút mũi dãi cho trẻ.

- Dùng khăn giấy mềm lau sạch mũi, dãi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn xô vì sau mỗi lần lau mũi, dãi cho trẻ, nếu không thay khăn mới, dùng lại khăn cũ vi khuẩn/virus vẫn bám lại trên khăn.

Chính vì vậy, tỷ lệ kháng kháng sinh ở trẻ khá nhiều. Nhiều bệnh nhi cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ cho thấy kháng khá nhiều loại kháng sinh; ví dụ cấy 10 kháng sinh thì kết quả cho thấy kháng tới 5-6 loại kháng sinh.

Kháng kháng sinh khiến việc lựa chọn kháng sinh điều trị cho trẻ sẽ khó khăn hơn nhiều, mang lại ít hiệu quả… và đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhi tái đi tái lại bệnh nhiều lần.

“Với cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh. Bởi có những bệnh không nhất thiết phải dùng đến thuốc kháng sinh, trẻ cần được đi khám tại cơ sở để được tư vấn chỉ định bệnh, và liều thuốc điều trị hợp lý”, BS. Mai khuyến cáo.

Rửa mũi không đúng cách cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh

BS. Mai cho biết, để bảo vệ trẻ trước nguy cơ mắc bệnh lý viêm đường hô hấp, cha mẹ lưu ý cách vệ sinh đường hô hấp trên cho trẻ ở mũi, họng vốn là nơi vi khuẩn, virus dễ bám đầu tiên; đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ như ăn đủ vi chất, cho trẻ ngủ đúng giờ, nên cách ly với các trẻ đã có triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm.

"Cha mẹ nên vệ sinh đường họng hằng ngày cho trẻ, bằng việc sử dụng dung dịch vệ sinh như muối sinh lý, muối nước biển sâu, xịt họng có thể xịt 3-4 lần/ngày. Nếu trẻ đã có triệu chứng mũi màu xanh thì nên rửa mũi hằng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý. Nếu không có triệu chứng thì cũng không nên rửa, tránh tình trạng bơm rửa mũi nhiều cho trẻ nếu không biết cách sẽ vô tình đẩy các tác nhân sang các xoang bên trong như xoang mũi, tai giữa", BS. Mai khuyến cáo.

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên chiều theo ý trẻ bỏ thói quen đánh răng, vệ sinh họng mỗi ngày, cần đảm bảo được thực hiện đều đặn để bảo vệ trẻ trước các tác nhận nhân gây bệnh viêm đường hô hấp.

Hiện Khoa Nhi, Bệnh viện Thanh Nhàn chủ yếu tiếp nhận bệnh nhân viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết, trong đó, có một số trẻ mắc viêm phổi do virus Adeno, SRV.

Lưu ý nhận diện trẻ mắc virus Adeno, thường kết hợp các triệu chứng viêm kết mạc, ho nhiều, khò khè và đi ngoài. Với các trường hợp mắc Adenovirus, cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng của trẻ. Khi thấy trẻ có dấu hiệu khò khè, thở nhanh thì có thể là biểu hiện viêm phế quản, viêm phổi, cần đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

"Theo dự đoán, virus Adeno có thể là mùa dịch tiếp theo sau cúm trong thời gian tới", BS. Mai cho biết.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Y tế 24h - 15/01/2025

Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Y tế 24h - 07/01/2025

Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Y tế 24h - 06/01/2025

Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Y tế 24h - 03/01/2025

Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Y tế 24h - 02/01/2025

Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới