Bệnh nhân nước nghèo tuyệt vọng chờ oxy y tế

Theo VnExpress 26/06/2020 - Y tế 24h
Liệu pháp oxy đơn giản, cứu được nhiều người, nhưng ở nhiều nước nghèo đang vật lộn với Covid-19, oxy vẫn là xa xỉ.

Kể từ cuối tháng 4, Covid-19 dần suy yếu tại những nước lớn, chuyển hướng tấn công các quốc gia kém phát triển hơn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu ớt chỉ trực chờ sụp đổ. Trong khi đó, giới chức y tế toàn cầu đang cô gắng cung cấp đủ oxy y tế cho các bệnh nhân nghiêm trọng. 

Liệu pháp oxy có thể được thực hiện theo hai hình thức.

Đối với những bệnh nhân cần lượng khí thở tinh khiết lớn, bác sĩ thường sử dụng các bình nén, cung cấp oxy áp suất cao thông qua mặt nạ. Tuy nhiên, các loại bình này thường rất nặng, phải được đổ đầy ở nơi phân phối và vận chuyển bằng xe tải, có nguy cơ nổ, gây hỏa hoạn. Theo Paul Molinaro, giám đốc bộ phận hậu cần tại WHO, dù nhiều nước kém phát triển vẫn có các nhà máy sản xuất oxy công nghiệp, nó không thể sử dụng cho bệnh nhân bởi các bể thường chứa nước rỉ hoặc dầu, có thể làm tổn hại phổi. 

Công nhân vận chuyển các bình nén oxy đến Bệnh viện General San Felipe ở Tegucigalpa, Honduras, hồi đầu tháng 6. Ảnh: AFP
Công nhân vận chuyển các bình nén oxy đến Bệnh viện General San Felipe ở Tegucigalpa, Honduras, hồi đầu tháng 6. Ảnh: AFP

Phương pháp khác là máy tạo oxy, thường có kích thước nhỏ hơn, bằng một chiếc vali. Thiết bị này sẽ hút không khí tự nhiên vào bên trong, lọc bỏ khí nito và giữ lại oxy tinh khiết, cung cấp cho bệnh nhân qua dây dẫn. Máy thường có giá từ 1.000 đến 2.000 USD, chạy bằng điện hoặc pin. 

Tại khu vực Nam Á, châu Mỹ Latinh, và châu Phi, các bệnh viện thường xuyên chịu cảnh thiếu máy thở và thiết bị cần thiết để điều trị cho bệnh nhân suy phổi. Hôm 24/6, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính toàn cần sẽ cần đến 620.000 mét khối, tương đương với 88.000 bình nén oxy nhằm đối phó với đại dịch.

Dù các loại máy tạo oxy có thiết kế tương đối đơn giản, chúng phải đủ khả năng chống lại bụi, độ ẩm và các rủi ro phổ biến trong những bệnh viện vùng nông thôn, tại các nước thu nhập thấp. Một số công ty cung cấp các thiết bị chất lượng tốt, nhưng giá thành lại quá cao, nằm ngoài khả năng của chính phủ. Bên cạnh đó, tình trạng phong tỏa khiến cho việc phân phối trở nên phức tạp hơn. 

Theo Tiến sĩ Baweye Mayoum Barka, đại diện của Liên minh Hành động vì Y tế Quốc tế (Alima) tại Congo, cho biết trong tháng 5, bác sĩ của tổ chức đã điều trị cho 123 bệnh nhân Covid-19 tại nước này. Trong đó, 56 người cần thở oxy, song lượng thiết bị không đủ đáp ứng. 

"Hệ quả, 26 người tử vong, 70% qua đời trong vòng 24 giờ. Tôi không nói nó hoàn toàn do tình trạng thiếu oxy y tế, nhưng đây là yếu tố quan trọng", ông nhận định.

Alima chỉ có 8 máy tạo oxy, trong khi cần tới 40 bộ mới đáp ứng đủ nhu cầu điều trị, bởi rất khó di chuyển bệnh nhân từ cơ sở này sang cơ sở khác. Một số người đã chết trong khoảng thời gian phải chờ đợi.

Tại Congo, nhiều người nhập viện với nồng độ oxy máu cực kỳ thấp, đôi khi ở ngưỡng 60% và cần lập tức thở oxy nếu muốn sống sót. 

Nhân viên y tế thay bình oxy cho bệnh nhân tại một lều điều trị dã chiến ở Manila, tháng 4. Ảnh: Reuters
Nhân viên y tế thay bình oxy cho bệnh nhân tại một lều điều trị dã chiến ở Manila, tháng 4. Ảnh: Reuters

Ông Barka từng tiếp nhận một bệnh nhân cũng là bác sĩ. Người này từ chối đến bệnh viện, tự điều trị tại nhà bằng thuốc sốt rét chloroquine. 

"Sau đó, tình trạng xấu đi và anh ấy quyết định đến bệnh viện. Ngay khi chuẩn bị được chuyển sang khu điều trị dành cho người mắc Covid-19, anh ấy bị co giật. Bác sĩ dừng lại để tiêm thuốc, nhưng bệnh nhân tử vong ngay tại cửa", ông kể lại. 

Nigeria cũng đang vật lộn với tình trạng thiếu oxy y tế. Kể từ tháng 5, các bệnh viện ở thành phố Lagos và Kano tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng suy hô hấp, cần sử dụng liệu pháp oxy, Tiến sĩ Sanjana Bhardwaj, giám đốc y tế của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), cho biết. 

Tuy nhiên, tại các nước thu nhập thấp, lượng máy thở rất ít ỏi và được bán với mức giá cao, có thể lên tới 50.000 USD. Bệnh nhân cũng cần được tiêm an thần trong suốt thời gian đặt nội khí quản. Đội ngũ y tế phải thường xuyên theo dõi để ngăn ngừa các tổn thương có thể xảy ra ở phổi. Quá trình này đòi hỏi sự có mặt của các bác sĩ gây mê vào kỹ thuật viên lành nghề, điều quá "xa xỉ" tại các bệnh viện châu Phi và Mỹ Latinh. 

Mới đây, UNICEF đã đặt mua khoảng 16.000 thiết bị, dự kiến phân phối đến 90 quốc gia. Tuy nhiên, đến nay, Quỹ mới đủ khả năng cung cấp 700 máy. Ông Jonathan Howard-Brand, chuyên gia của UNICEF nhấn mạnh quá trình giao hàng gặp nhiều trở ngại bởi dịch bệnh. Đôi khi các chuyến bay bị trì hoãn tới 5 tuần. Nhiều quốc gia cách quá xa trung tâm cung cấp hàng hóa. Số khác cấm hoàn toàn hoạt động đi lại, kể cả vận chuyển đồ viện trợ vì sợ "nhập khẩu" virus.

Thục Linh (Theo NY Times)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới