Cần làm gì đề phòng lây đau mắt đỏ cho người khác?

Theo Báo giao thông 02:54 11/09/2023 - Y tế 24h
Để phòng lây truyền bệnh, người mắc đau mắt đỏ cần lưu ý: Nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây cho người khác...

Hỏi:

Tôi và vợ đều đau mắt đỏ, thấy nhức và rất khó chịu. Tuy nhiên, trong nhà hiện còn có 2 con nhỏ, vậy vợ chồng tôi cần làm gì để tránh lây bệnh sang con, và khi điều trị cần lưu ý điều gì, mong bác sĩ chỉ dẫn?

Nguyễn Văn Thành (Hà Nội)

 
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

 

ThS. BS. Phùng Thị Thúy Hằng, Phó trưởng Khoa Mắt, Bệnh viện Bạch Mai trả lời:

Bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh vào mùa hè do khí hậu nóng ẩm làm phát triển mạnh các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn phế cầu, tụ cầu… hay các loại virus như Adenovirus, Enterovirus.

Bệnh đau mắt đỏ lây từ người này sang người khác qua nước mắt và dử ghèn có chứa nhiều tác nhân gây bệnh. Người bị viêm kết mạc hay lấy tay dụi mắt, sau đó cầm nắm vào các đồ vật sử dụng chung trong nhà, nơi làm việc, trường học… làm cho người khác khi sử dụng đồ vật đó bị lây.

Một số viêm kết mạc do virus còn lây bệnh qua đường hô hấp. Khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi dịch mũi họng bắn ra ngoài không khí sẽ gây bệnh cho người khác.

Chính vì vậy, để phòng lây truyền bệnh, người mắc đau mắt đỏ cần lưu ý: Nghỉ học, nghỉ làm, hạn chế đến những nơi đông người để tránh lây cho người khác; Sử dụng đồ vật riêng, không dụi tay lên mắt. Rửa tay trước và sau khi tra thuốc. Khi bắt buộc phải sử dụng các đồ vật chung phải rửa tay bằng xà phòng trước. Sau khi khỏi bệnh cần rửa sạch kính đeo mắt bằng xà phòng để tránh tái nhiễm.

Người bệnh không sử dụng một lọ thuốc tra mắt cho nhiều người. Tuyệt đối không sử dụng nước muối tự pha để nhỏ mắt vì không đảm bảo vô trùng.

Nồng độ muối và độ pH cũng không thích hợp với mắt. Ngoài ra nước muối tự pha còn thường có lẫn những tạp chất có hại cho mắt.

Tránh lây bệnh có người xung quanh, người bệnh không vứt bừa bãi bông gạc sau khi sử dụng thấm rửa mắt.

Đồng thời, thường xuyên giặt khăn mặt bằng xà phòng và phơi nắng. Các phòng khám cần vệ sinh tay và sát trùng dụng cụ đúng quy trình.

Khi bị viêm kết mạc nên đến các cơ sở nhãn khoa khám để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về nhỏ mắt để tránh gây ra một số biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, cũng nên tránh sử dụng các thuốc lá cây để đắp hoặc xông mắt vì không những ít có tác dụng chữa bệnh mà còn có thể gây ra những tổn thương khác cho mắt như bỏng do nhiệt hoặc tinh dầu.

Hơn nữa, một số loài nấm và vi khuẩn ở lá cây có thể xâm nhập qua vết xước giác mạc gây ra viêm loét giác mạc, rất nguy hiểm.

Khi đó việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tốn kém kinh phí mà di chứng để lại là sẹo giác mạc gây nhìn mờ vĩnh viễn, hoặc một số trường hợp nặng phải khoét bỏ mắt.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới