Cẩn trọng với kiến ba khoang
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, Khổng Minh Tuấn: Kiến ba khoang có chiều dài từ 10 đến 20 mm, gồn hình trụ thon, có các khoang mầu nâu đỏ và đen. Cơ thể gồm ba phần: đầu- ngực- bụng. Ngực kiến có ba đốt, mang ba đôi chân và hai đôi cánh; đôi cánh cứng ngắn ở ngoài, đôi cánh lụa dài gập lại trong cánh cứng. Kiến ba khoang sinh sản quanh năm, chủ yếu mùa mưa thời tiết nóng ẩm. Là loại côn trùng vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm.
Kiến ba khoang thường sinh sống ở ven ruộng, quanh gốc dạ, bão cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, trong những nơi đang xây dựng dang dở. Kiến thường ẩn nấp ở chỗ có chất mùn, kẽ nứt tường vách, dưới đống gạch đá, trong vỏ cây nứt nẻ, bẹ tre… cũng như có thể gặp kiến ở chung quanh bóng đèn trong các buồng làm việc, buồng ngủ, ký túc xá, bệnh viện, trường học cạnh đồng ruộng… Đáng chú ý, kiến ba khoang có khả năng ăn cả thịt và ăn các côn trùng nhỏ hơn. Do vậy, kiến đóng vai trò quan trọng trong phòng chống sinh học của các côn trùng nơi ruộng lúa. Chúng là côn trùng có lợi, góp phần cân bằng sinh học trong tự nhiên.
Mặc dù kiến ba khoang không đốt người, nhưng trong cơ thể kiến có chứa độc tố, khi kiến bị dập nát, độc tố dây lên da gây nên phồng rát, viêm da. Vào mùa mưa ban đêm kiến thường theo ánh đèn bay vào buồng làm việc, buồng ngủ, phòng tắm. Côn trùng rơi vào cổ, mặt, phần hở thân mình vô tình giơ tay quệt, đạp làm côn trùng có chứa chất pederin tiết lên da, hoặc côn trùng bám vào khăn mặt rơi vào bồn rửa, không chú ý nên xát phải côn trùng lên da và gây viêm da phỏng nước.
Ban đầu cảm giác ngứa rát, sau từ 6 đến 12 giờ đồng hồ sẽ thành một đám hơi nề, đỏ cộm thành vệt trên đó nổi những mụn nước to không đều từ 1 đến 5 mm. Sau từ một đến ba ngày sẽ thành phỏng nước, phỏng mủ. Lúc này cảm giác đau rát càng tăng, có thể kèm theo ngây ngấy sốt, khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, mách, bẹn tương ứng với tổn thương. Nếu tổn thương ở gần mắt có thể sung húp cả hai mắt; ở bẹn có thể nổi hạch ben sưng đau đi lại khó…
Phó Giám đốc Khổng Minh Tuấn cho biết thêm: Để chủ động phòng chống và hạn chế những tác hại của kiến ba khoang gây ra cho người dân trên địa bàn thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội đề nghị các đơn vị y tế tại các địa phương tăng cường giám phát hiện các khu vực có nhiều người bị các tác hại do tiếp xúc với kiến ba khoang; tiến hành điều tra phát hiện các ổ kiến ba khoang để loại bỏ, nhằm giảm mật độ kiến, hạn chế tiếp xúc với người. Tổ chức hướng dẫn, phổ biến cho nhân viện trạm y tế biết cách phát hiện, chẩn đoán, điều trị và tư vấn chăm sóc khi gặp các trường hợp bị tổn thương da do tiếp xúc với kiến ba khoang gây ra…
Tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; tại các khu vực có nhiều người bị các tổn thương trên da do tiếp xúc với kiến ba khoang; hướng dẫn người dân các biện pháp chủ động và hạn chế tiếp xúc với kiến ba khoang như: hạn chế ánh đèn để tránh thu hút kiến, tránh phản xạ va quệt tay khi có cảm giác côn trùng rơi vào cổ, mặt. Thường xuyên vệ sinh môi trường chung quanh nơi ở, thu gom cây mục, cỏ khô đem đốt. Khi bị dịch tiết của kiến ba khoang dính vào ra gây tổn thương cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời…
THÁI SƠN
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ