Cảnh giác với bệnh xoắn tinh hoàn

Theo VnExpress 28/09/2020 - Y tế 24h
HÀ NỘI - Bé trai 10 tuổi đến Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc khám do đau bìu phải, nguy cơ cắt bỏ tinh hoàn vì nhập viện muộn.

Bé bị đau xoắn tinh hoàn, ngại ngần và sợ bị mắng nên không báo với bố mẹ. Bé đau kéo dài gần 10 giờ mới được đưa đến bệnh viện. Bác sĩ chỉ định mổ cấp cứu, may mắn tháo xoắn giúp bảo toàn tinh hoàn.

Bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp tương tự, bị xoắn tinh hoàn nhập viện muộn, phải cắt bỏ do hoại tử không cứu được.

Bác sĩ Lê Duy Thảo, khoa Nam học, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, cho biết xoắn tinh hoàn là hiện tượng tinh hoàn bị xoắn quanh trục của nó, làm cản trở và tắc nghẽn mạch máu nuôi, dẫn đến tình trạng thiếu máu và hoại tử. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể phải cắt tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới. Bệnh thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ một đến 17 tuổi.

Triệu chứng chủ yếu xoắn tinh hoàn bao gồm đau bìu cấp, sưng vùng bìu, buồn nôn và nôn, một số ít còn gặp tình trạng rối loạn tiểu tiện đi kèm. Các triệu chứng này có thể gặp đơn thuần hoặc phối hợp, hay trong các bệnh lý khác. Do đó việc phát hiện sớm xoắn tinh hoàn gặp nhiều khó khăn. Để chẩn đoán chính xác thì cần có thêm các biện pháp thăm khám lâm sàng của các bác sĩ có nguyên môn, cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm doppler hoặc xạ hình tinh hoàn.

Thời gian vàng điều trị là 6 giờ đầu tiên tính từ lúc có biểu hiện đau, tỷ lệ bảo tồn được tinh hoàn lên đến 98%. Tỷ lệ này sẽ giảm dần theo thời gian, trường hợp đến viện muộn trên 24 giờ, tỷ lệ bảo tồn 5-26%; quá 48 giờ chỉ còn từ 3 đến 8%.

Bác sĩ cho biết xoắn tinh hoàn không nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên hậu quả nặng nề, ảnh hưởng tâm lý khiến nam giới tự ti, mặc cảm.

Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu là phẫu thuật. Tùy tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ quyết định cắt hay bảo tồn, đồng thời kiểm tra, cố định tinh hoàn cả hai bên để tránh tái phát. Bệnh nhân phải cắt tinh hoàn, có thể cân nhắc đặt tinh hoàn giả giúp giải quyết các vấn đề tâm lý.

Bác sĩ khuyến cáo khi có triệu chứng đau vùng bìu cần đến khám tại bệnh viên chuyên khoa để kịp thời điều trị. Trẻ cần được giáo dục kiến thức về giới tính từ nhỏ, tránh giấu bệnh dẫn đến những sự cố đáng tiếc.

Thùy An

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới