Chứng hay quên ở người trẻ, khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Theo Báo Giao Thông 09:45 08/11/2022 - Y tế 24h
Ở người trẻ tuổi, chứng hay quên nếu phát hiện, can thiệp sớm đúng nguyên nhân có thể khắc phục, tránh ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống.

"Nhớ nhớ, quên quên"

Thời gian gần đây, chị Nguyễn Thanh Vân (39 tuổi) cho biết, thường hay quên bất chợt. "Dù ngày nào đi làm cũng tòng teng túi cơm nhưng không ít lần đến gần cơ quan mình mới ngẩn ngơ nhận ra mình quên ở nhà. Cho dù, sáng mở mắt ra đã nhanh chóng lấy túi đồ ăn từ tủ lạnh đặt trên tủ giày để khi lấy giày đi là nhớ. Còn chuyện mang đồ đi giặt, thì không biết bao lần lộn lên, lộn xuống 5 tầng nhà chỉ vì không nhớ mình đã bấm cho máy chạy hay chưa”, chị Vân chia sẻ.Chứng hay quên ở người trẻ, khi nào cần tới gặp bác sĩ?

Hội chứng “nhớ nhớ, quên quên” của nhiều người trẻ liên quan đến trí nhớ ngắn hạn
Hội chứng “nhớ nhớ, quên quên” của nhiều người trẻ liên quan đến trí nhớ ngắn hạn

 

Chị Vân cho biết thêm: “Không chỉ vậy, tệ hơn là nhiều khi chị thậm chí quên cả tên đồng nghiệp, hoặc bạn bè khi bất chợt gặp. Những lúc đó phải chấn tĩnh lại chút, mới nhớ ra tên người đối diện. Lúc đó mình rất xấu hổ”.

Còn anh Nguyễn Văn Luân (42 tuổi) cho biết, từ cách đây 2 năm đã xuất hiện việc rất hay quên, đôi khi cất đồ chỗ này lại nhớ ra chỗ khác. Thậm chí, nhiều khi đội mũ bảo hiểm trên đầu rồi nhưng cứ chạy ra, chạy vào tìm mũ.

Theo BS.CKII Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, việc “nhớ nhớ, quên quên” của nhiều người liên quan đến trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn được lưu giữ ở tầng sâu hơn, những phần liên quan đến kỹ năng được lưu vào phần trí nhớ dài hạn. Trong khi đó, trí nhớ ngắn hạn thường liên quan đến các hoạt động như định làm gì, để thích nghi, để sinh tồn ví như nhớ trình tự công việc trong ngày, hoặc ngày hôm sau…

Trí nhớ ngắn hạn thường hay trục trặc hơn bởi dễ bị sao nhãng.

Ở người trẻ lao động và gánh vác công việc, trọng trách xã hội nhiều, nếu các vấn đề "quên" xuất hiện ảnh hưởng tới các hoạt động là lúc cần gặp chuyên gia để xem việc “quên” này có phải là vấn đề về bệnh lý hay sinh lý thông thường.

BSCKII. Phạm Thị Ngọc Quyên, Khoa Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết:

Chứng bệnh hay quên ở người trẻ là biểu hiện chung của rối loạn cảm xúc hoặc trầm cảm, lo âu, với các biểu hiện điển hình như thiếu tập trung, hỗn loạn, mất ngủ, đau đầu...

Khi nào cần khám?

Theo BS. Quyên, khi chính bản thân nhận ra sự suy giảm trí nhớ hoặc người khác nhận ra điều đó, căn cứ trên so sánh với người cùng độ tuổi, văn hóa như mình, thì nên đi khám.

Người có tiền sử gia đình bệnh lý sa sút trí tuệ; hoặc là người tai biến mạch máu não, chấn thương não… cần đánh giá chức năng nhận thức để theo dõi.

Ngoài ra, các dấu hiệu báo động cần đi khám như khi lặp đi lặp lại 1 câu hỏi hoặc đi lạc đường ở nơi quen thuộc, nhiều lần quên cuộc họp quan trọng; hoặc bỏ bê bản thân dù trước đó rất chỉn chu…

BS. Quyên cho rằng, nguyên nhân chính gây ra chứng bệnh hay quên ở những người trẻ là thường xuyên gặp căng thẳng, áp lực trong công việc và học tập; lối sống không khoa học như uống nhiều chất kích kích, thức khuya, lười vận động, uống rượu bia...

Ngoài ra, các bệnh lý tổn thương não như chấn thương sọ não, nhiễm trùng não, mạch máu não biến đổi... cũng gây ra chứng hay quên ở người trẻ.

Hoặc do chế độ dinh dưỡng việc thiếu hụt nhóm vitamin B12, axit folic hay vitamin B1; trong đó, vitamin B12 liên quan việc hình thành vỏ bao dây thần kinh dẫn truyền, thiếu vitamin này cũng gây ảnh hưởng đến chức năng nhận thức và trí nhớ.

Rối loạn lo âu, trầm cảm, stress... cũng là nguyên nhân khiến người trẻ giảm trí nhớ.

Điều quan trọng là cần xác định được nguyên nhân dẫn đến suy giảm hoạt động chức năng não, giảm khả năng ghi nhớ của não bộ để điều trị từ nguyên nhân.

Nếu xác định nguyên nhân do sinh lý liên quan đến thói quen, lối sống thì cần thay đổi những thói quen chưa khoa học, giải pháp đề xuất hiện nay là đi bộ nhanh 40 phút/ngày, 3lần/tuần, điều này giúp cải thiện duy giảm nhận thức nhẹ; Hoặc chơi cờ, học ngoại ngữ, tập đàn… cũng giúp cải thiện khả năng tập trung.

Bên cạnh đó, người trẻ cần sắp xếp list công việc mỗi ngày và làm việc theo thứ tự, không cùng lúc làm nhiều việc; tập thói quen ngăn nắp, sắp xếp đồ dùng đúng nơi quy định...

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới