Chuyển huyết thanh từ Hà Nội chữa ca bạch hầu ở TP HCM

Theo VnExpress 11:11 26/06/2020 - Y tế 24h
Huyết thanh kháng độc tố bạch hầu ở miền Nam không có, bệnh viện Quân y 175 phải đặt từ Hà Nội, chuyển vào cho bệnh nhân dùng ngay.

Bác sĩ Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc bệnh viện Quân y 175, Bộ Quốc phòng, cho biết bệnh nhân nam, 20 tuổi, ca bạch hầu đầu tiên tại TP HCM, nhập viện ngày 17/6 và điều trị thành công tại đây.

Bệnh nhân được điều trị bằng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và huyết thanh kháng độc tố bạch hầu trong phác đồ điều trị. 

"Vấn đề là huyết thanh tại khu vực miền Nam đang không có. Khoa Dược bệnh viện liên hệ khắp nơi mới đặt được 10 liều từ Hà Nội", bác sĩ Việt nói.

Bác sĩ Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc bệnh viện Quân y 175 trao đổi với báo chí tình hình của bệnh nhân bạch hầu. Ảnh: Thư Anh.
Bác sĩ Trần Quốc Việt, Phó Giám đốc bệnh viện Quân y 175 trao đổi với báo chí tình hình của bệnh nhân bạch hầu. Ảnh: Thư Anh.

Khi huyết thanh mới về tới, bệnh nhân được sử dụng ngay theo khuyến cáo và đáp ứng tốt. Hiện bệnh nhân âm tính vi khuẩn bạch hầu, hết sốt, hết đau, họng còn sót ít giả mạc. Các chỉ số sinh tồn bệnh nhân ổn định, diễn biến bệnh trong tầm kiểm soát. Dự kiến sẽ xuất viện trong tuần tới.

Giải thích việc huyết thanh không có sẵn, phải đi mua gấp gáp khi tình hình dịch đang bùng phát ở nhiều nơi, bác sĩ Phan Bá Hiếu, Phó khoa Truyền nhiễm bệnh viện 175, nói: "Bệnh bạch hầu mỗi năm cả nước chỉ có rải rác vài ca nên lượng huyết thanh dự trữ hầu như rất ít. Thêm vào đó, loại thuốc này hạn sử dụng không dài, phải nhập khẩu từ nước ngoài nên khi cần gấp, rất khó khăn".

Về nguyên nhân bệnh nhân mắc bạch hầu, bác sĩ Hiếu cho rằng khó để xác định. Vì đây là ca đầu tiên phát hiện tại TP HCM. Bệnh nhân cũng không nhớ khi còn nhỏ đã tiêm vaccine hay chưa. Nếu có tiêm thì nguy cơ mắc bệnh vẫn còn, có thể do thời gian dài, kháng thể chống lại bệnh bị suy giảm không đủ để chống lại mầm bệnh. Hoặc bệnh nhân có khiếm khuyết về hệ miễn dịch không tạo được kháng thể.

Tổng cộng 58 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm âm tính với vi khuẩn bạch hầu. Tất cả đều được cấp thuốc uống dự phòng từ 7-10 ngày. Trong số này có 16 người tiếp xúc gần với bệnh nhân ở cùng chỗ sinh hoạt, học tập. 42 người là nhân viên y tế khoa Tiếp nhận, phòng khám ban đầu và khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện 175.

"Công tác khoanh vùng, dập dịch ở bệnh viện Quân y 175 đã được thực hiện rất tốt. Không phát hiện thêm bất kỳ ca mới nào lây lan trong cộng đồng. Người dân hoàn toàn có thể yên tâm tiếp tục khám, chữa bệnh tại bệnh viện", Phó Giám đốc bệnh viện Trần Quốc Việt khẳng định.

Các chuyên gia y tế bệnh viện 175 khuyến cáo người dân không nên hoang mang với bệnh bạch hầu nhưng cũng không được quá chủ quan. Bởi vi khuẩn bạch hầu khó lây hơn virus nCoV, hoàn toàn có thể khống chế và điều trị triệt để khi phát hiện sớm. Người dân có thể đi tiêm vaccine bạch hầu bổ sung ngay bây giờ.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới