Cùng gia tăng ca mắc, làm sao để phân biệt cúm A và Covid-19?

Ở thời điểm này, số ca mắc cúm A và Covid-19 cùng gia tăng, với nhiều triệu chứng tương đồng như sốt, ho, mệt mỏi hay đau cơ…

Cả cúm và Covid-19 cùng tăng

Theo thống kê của CDC Hà Nội, số ca mắc cúm A từ đầu năm đến nay ước khoảng 3 nghìn ca, trong khi 4 tháng đầu năm chỉ khoảng 400 ca. Số ca mắc tăng dần từ tháng 5, 6 và tăng mạnh vào tháng 7.

Nhận định về tình hình dịch, TS. Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nước ta đang lưu hành 4 loại dịch bệnh là Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, tại miền Bắc thời gian gần đây xu hướng tăng mạnh cúm A, B và Covid-19.

Bệnh nhân Covid-19 nặng đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ
Bệnh nhân Covid-19 nặng đang được điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ

Hiện nay, tại một số địa phương, ở một số bệnh viện tuyến cuối đã ghi nhận sự gia tăng của bệnh cúm.

Riêng với Covid-19, theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 26/7 lại ghi nhận số ca mắc tăng vọt lên gần 1,5 nghìn ca trên cả nước, số ca mắc nhiều nhất so với các ngày trong tháng. Trong tháng 7, ngày có số ca thấp nhất là chừng 450 ca mắc Covid-19.

Tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ cũng ghi nhận số ca mắc nặng nhập viện tăng trong những ngày vừa qua. BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: “Chúng tôi không rõ số bệnh nhân nặng của tỉnh nhiều lên hay do tỉnh chuyển lên để chuyển sang hoạt động khám chữa bệnh bình thường. Hiện tại, Khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện gần kín hết giường bệnh”.

BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã thiết lập đơn nguyên điều trị bệnh nhân Covid-19 riêng biệt dành cho bệnh nhân nặng với số bệnh nhân hiện tại khoảng 70 người. Bệnh nhân Covid-19 trung bình đến nặng chuyển sang Khoa Virus ký sinh trùng.

Theo chuyên gia này, các trường hợp nhiễm Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện hầu hết là những người không tiêm vaccine dẫn tới diễn biến nặng cao hơn. Các trường hợp tiêm vaccine khá xa cũng có nguy cơ diễn biến nặng cao hơn chút. Một số người có khả năng đề kháng hạn chế thì khả năng miễn dịch khi tiêm vaccine không cao dẫn tới dễ tái nhiễm.

“Thông thường các trường hợp phải nhập viện do Covid-19 là bệnh nhân lớn tuổi có nhiều bệnh lý nền. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp người không quá cao tuổi, không có bệnh nền mà diễn biến bệnh cũng tiến triển khá nặng”, ông Cấp thông tin.

Làm sao để phân biệt cúm A và Covid-19?

TS Đỗ Thiện Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới trẻ em, BV Nhi Trung ương cho biết, trên thực tế, Covid-19 và cúm A đều là bệnh do virus gây ra và có triệu chứng tương tự, dễ gây nhầm lẫn. Khó có thể phân biệt cúm A và Covid-19 hay các bệnh hô hấp khác nếu chỉ dựa trên dấu hiệu. Để xác định, phải căn cứ trên kết quả xét nghiệm. Việc thực hiện test nhanh Covid-19 hay cúm A hiện nay khá đơn giản.

Đường lây truyền bệnh:

Covid-19 và cúm A có thể lây truyền qua tiếp xúc gần. Bệnh lây lan chủ yếu bởi các giọt bắn có chứa virus văng ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những hạt này có thể rơi vào miệng hoặc mũi người đừng gần, hoặc dính trên bề mặt đồ vật, lây nhiễm khi tiếp xúc.

Thời gian ủ bệnh:

Cúm A có thời gian ủ bệnh từ 1 đến 4 ngày.

Covid-19 có thời ủ bệnh từ 2-14 ngày tùy từng trường hợp.

Triệu chứng:

Cả cúm A và Covid-19 đều có dấu hiệu sốt, ho, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, viêm họng, nghẹt mũi… Thông thường, cúm A sốt cao trên 38,5 độ C còn Covid-19 sốt nhẹ hơn.

Covid-19 có dấu hiệu khác biệt là hụt hơi, khó thở, mất vị giác, khứu giác. Tuy nhiên, với sự xuất hiện các biến chủng mới, triệu chứng mất vị giác và khứu giác cũng giảm đi, không rõ nét như khi biến chủng Delta gây bệnh.

Đối tượng nguy cơ:

Phần lớn các trường hợp mắc Covid-19 và cúm A thường hồi phục sau một tuần mà không cần nhập viện.

Tuy nhiên, vẫn có tỷ lệ bệnh nhân có thể diễn tiến nặng, dẫn đến viêm phổi nặng, suy hô hấp, suy tạng, thậm chí tử vong. Theo đó, người lớn tuổi, người mắc các bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, trẻ béo phì, thừa cân… thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao.

Để phòng ngừa cúm A và Covid-19, cũng như các bệnh truyền nhiễm khác theo khuyến cáo của BS. Hải, mọi người nên khẩu trang, đây biện pháp hiệu quả để phòng các bệnh đường hô hấp; Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch.

Không tiếp xúc với bệnh nhân cúm và Covid-19 tránh lây nhiễm. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời; Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Và tiêm vaccine chủ động phòng bệnh.

 
 
 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới