Độ nhạy test nhanh Covid-19 đạt 65-80%, có dương tính giả
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện có 2 phương pháp xét nghiệm để phát hiện người nhiễm Covid-19.
Thứ nhất là sử dụng máy móc để tìm ra sự hiện diện của virus trong cơ thể với độ chính xác rất cao (nếu được thực hiện đúng).
Thứ hai là phát hiện kháng thể khi cơ thể đã bị nhiễm virus sau một thời gian (ít nhất là 3 ngày).
Kháng thể có được sau khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, bị hệ miễn dịch nhận diện, sinh ra kháng thể chống lại virus. Kể cả khi cơ thể đã hết virus (khỏi), kháng thể vẫn còn.
Cán bộ y tế thực hiện làm test nhanh Covid-19 trên mẫu máu của người dân. Ảnh: Trần Thường
Trong phương pháp thứ hai có loại test thử nhanh qua mẫu máu, kết quả có được trong 10-15 phút và không cần máy móc. Việt Nam đã nhập khẩu test thử nhanh từ Hàn Quốc (tuy nhiên tại Hàn Quốc không sử dụng loại test thử nhanh này).
Test thử nhanh này có độ nhạy khoảng 65 – 80% (phát hiện 65-80% thực sự mắc trên tổng 100% kết quả test dương tính); độ đặc hiệu khoảng 60 – 70% (ca không mắc bệnh chiếm 60-70% kết quả test âm tính).
Test này cũng có khả năng phản ứng chéo với kháng thể đã có của một số loại virus cùng họ corona.
Vì vậy, xét nghiệm nhanh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất trong tình huống đã có rất nhiều người nhiễm bệnh, cần xét nghiệm để lọc ra những người đã mắc bệnh nhiều ngày (hơn 3 ngày) để tập trung theo dõi, điều trị. Bộ Y tế đã cho nhập một số lượng để dự phòng cho tình huống này.
Trường hợp có một cộng đồng nhỏ cần đánh giá nhanh để dự báo mức độ nhiễm bệnh thì có thể sử dụng nhưng không được coi kết quả để kết luận là nhiễm bệnh hay chưa nhiễm bệnh.
Để khẳng định các ca dương tính với SAR-CoV-2 trong trường hợp này cần thực hiện xét nghiệm sinh học phân tử dùng máy móc với mẫu bệnh phẩm từ hầu, họng.
Thứ trưởng Sơn cho rằng, việc TP. Hà Nội sử dụng test nhanh để đánh giá sơ bộ mức độ lây lan, từ đó có phương án ứng phó phù hợp.
Còn đối với Việt Nam, hiện chưa có nhiều người lây nhiễm nên phương án tốt nhất là cách ly những người nghi nhiễm và làm xét nghiệm bằng máy để xác định chính xác.
Là bác sĩ truyền nhiễm giàu kinh nghiệm, BS Trương Hữu Khanh, BV Nhi đồng TP.HCM cũng cho biết, việc xét nghiệm nhanh tìm kháng thể xảy ra âm tính "giả" hoặc dương tính "giả" là điều dễ hiểu.
Tùy mức độ, có trường hợp xét nghiệm sàng lọc cho kết quả âm tính luôn nhưng lại có trường hợp âm tính thời điểm sàng lọc nhưng sau đó lại dương tính hoặc có trường hợp dương tính nhưng thực tế đã khỏi bệnh từ rất lâu do cơ thể vẫn còn kháng thể.
Nguyên nhân là do khi sàng lọc, bản thân người đó có thể mắc bệnh mà không hề biết, có thể mới nhiễm, đang trong thời gian ủ bệnh, cơ thể chưa sinh ra kháng thể; cũng có thể có liên quan tới nồng độ virus trong máu.
Vì vậy xét nghiệm nhanh chưa đủ khẳng định nhiễm virus gây Covid-19, để khẳng định, cần làm xét nghiệm RT-PCR.
Theo đó, người đã âm tính vẫn cần tiếp tục theo dõi y tế, cách ly, thực hiện đúng khuyến cáo chứ không được loại bỏ hẳn hoặc yên tâm vì mình chắc chắn âm tính.
Thúy Hạnh
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú
Y tế 24h - 14/10/2024
Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú
Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư
Y tế 24h - 02/10/2024
Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư
Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa
Y tế 24h - 01/10/2024
Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa
Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch
Y tế 24h - 30/09/2024
Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch