Đột quỵ khi đang phơi quần áo

Theo VnExpress 11:17 03/10/2020 - Y tế 24h
TP HCM - Người phụ nữ 61 tuổi đang phơi quần áo thì đột ngột méo miệng, khuỵu xuống, bất tỉnh, tiểu không tự chủ.

Người nhà gọi cấp cứu 115, trong vòng 30 phút bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Gia An. Lúc này bệnh nhân mất ý thức, một mắt bị sụp mí, méo miệng sang phải.

Kết quả chụp CT, MRI sọ não xác định bệnh nhân bị nhồi máu não, không tắc mạch máu lớn. Bác sĩ chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, sau đó điều trị thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép và thuốc hạ huyết áp để dự phòng tái phát. Sau năm ngày điều trị, bệnh nhân hồi phục, vừa xuất viện.

Bác sĩ Trần Thị Mai Uyên, Trưởng Khoa Nội thần kinh - Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115, cho biết bệnh nhân cấp cứu trong giờ đầu kể từ khi khởi phát cơn đột quỵ, đủ điều kiện điều trị thuốc tiêu sợi huyết nên khả năng hồi phục hoàn toàn cao. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp và rối loạn lipid máu (mỡ máu cao) nhưng đã tự ý ngưng điều trị 3-4 tháng nay.

Theo bác sĩ Uyên, trường hợp nhồi máu não do tổn thương mạch máu nhỏ có thể gây tàn phế nặng, liệt nửa bên người, rối loạn ngôn ngữ... nếu không can thiệp kịp thời. Cấp cứu sớm trong "thời gian vàng" 3-4,5 giờ từ khi khởi phát triệu chứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng, giúp giảm tỷ lệ tử vong và tăng cơ hội hồi phục.

"Nếu người nhà không biết rõ thời điểm khởi phát triệu chứng đột quỵ hoặc đã qua thời gian vàng, vẫn cần liên hệ cấp cứu tại bệnh viện có chức năng điều trị đột quỵ", bác sĩ Uyên chia sẻ.

Hiện nay với sự trợ giúp của phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo, thời gian cứu não có thể lên đến 24 giờ.

Phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị đột quỵ. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Phần mềm RAPID ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, điều trị đột quỵ. Ảnh do bệnh viện cung cấp.

Bác sĩ khuyến cáo người đang có các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu, mỡ máu cao... cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của các bác sĩ. Không tự ý ngưng thuốc vì nếu không kiểm soát tốt các bệnh này, sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý nguy hiểm khác.

Dấu hiệu của đột quỵ não là đột ngột tê cứng mặt, méo mặt tay, tê yếu hoặc khó cử động tay chân, một bên cơ thể, khó phát âm, nói không rõ chữ, nói ngọng bất thường, đột ngột choáng váng, mất thăng bằng hay mất khả năng phối hợp động tác, thị lực bỗng nhiên giảm, mắt mờ, không nhìn rõ, đột ngột đau đầu nhiều không biết nguyên nhân có thể gây buồn nôn hoặc nôn...

Hiện số bệnh nhân đột quỵ não ngày càng tăng, tỷ lệ tử vong cao. Nhiều người may mắn sống sót nhưng cũng chịu các di chứng nặng nề về thể chất và tinh thần, mất khả năng lao động, cần có người chăm sóc thường xuyên.

Theo bác sĩ Uyên, để phòng bệnh, cần chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tầm soát nguy cơ đột quỵ, tầm soát xơ vữa động mạch. Trong tháng 10, bệnh viện miễn khí khám, tư vấn bệnh đột quỵ.

Lê Phương

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Y tế 24h - 14/10/2024

Tái tạo vòng 1 cho bệnh nhân ung thư vú

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Y tế 24h - 02/10/2024

Kỳ công vá lưỡi cho bệnh nhân ung thư

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Y tế 24h - 01/10/2024

Kiểm tra phòng khám tư nhân ở Gia Lai phát hiện "bác sĩ" tốt nghiệp ngành văn hóa

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Y tế 24h - 30/09/2024

Cấp cứu bệnh nhi viêm tụy cấp, hoại tử ổ bụng nguy kịch

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới