Dấu hiệu đột quỵ dễ nhầm với trúng gió, hạ canxi

Theo VnExpress 12:50 13/08/2020 - Phòng bệnh
Các ca đột quỵ nặng, tử vong phần lớn do bệnh nhân, người nhà nhầm dấu hiệu xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân là trúng gió.

Bác sĩ Vũ Trí Thanh - Phó trưởng cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, đột quỵ thường bắt đầu bằng cơn tai biến nhẹ gọi là "thiếu máu não thoáng qua", xảy ra chóng vánh chỉ vài phút đến vài giờ. Bệnh nhân bất ngờ bị xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân. Có người cầm đũa không nổi, đi không vững, không giơ nổi 2 cánh tay lên cao. Ngoài ra, có thể thêm triệu chứng méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ...

Đột quỵ thường bắt đầu bằng cơn tai biến nhẹ, biểu hiện qua dấu hiệu xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân.
Đột quỵ thường bắt đầu bằng cơn tai biến nhẹ, biểu hiện qua dấu hiệu xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân.

Sau đó, cơ thể tự hồi phục hoàn toàn trong 24 giờ. Vì sớm trở lại bình thường, nên người bệnh thường nhầm lẫn với trúng gió hoặc hạ canxi. Có người xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân khi đi nắng về, lại ngộ nhận đột quỵ với say nắng hoặc sốc nhiệt, chủ quan nghĩ nghỉ ngơi sẽ ổn mà không đi cấp cứu.

Thực tế, đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị tắc, nghẽn, vỡ... gây chảy máu não hoặc đột ngột mất máu lên não. Bệnh nhân hôm nay có thể tắc một tiểu mạch rất nhỏ trong não khiến họ xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân. Song vài ngày sau, các cục máu đông có thể tích tụ lại làm nghẽn mạch máu não lớn hơn, sinh ra cơn đột quỵ nghiêm trọng gây hôn mê, liệt nửa người.

Bác sĩ cảnh báo, 80% cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông, khoảng 7% bệnh nhân thiếu máu não thoáng qua sẽ bị đột quỵ trong một tuần, trên 14% bệnh nhân khác bị đột quỵ trong vòng 3 tháng. Vì vậy, không được phép chủ quan với các triệu chứng như vậy.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ đột quỵ.
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Trung bình cứ 6 người thì một người có nguy cơ đột quỵ.

Trong cấp cứu, bác sĩ thường tái thông mạch máu bằng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ. Theo cơ chế này, chúng ta nên chủ động ăn uống và tập luyện hàng ngày để ngăn hình thành sợi huyết, trước khi chúng vón lại thành cục máu đông.

Người ngoài 50 tuổi, người trẻ nhiều stress... nên bổ sung Omega-3 (có trong cá, hạt, gạo huyết rồng...) làm bền thành mạch và enzym nattokinase ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch (có trong món Natto...). Gần 200 nghiên cứu trên thế giới cho thấy, enzym nattokinase hấp thụ vào máu sẽ tác động trực tiếp lên tơ huyết khiến chúng tan ra, chống hình thành cục máu đông và dự phòng đột quỵ.

Ngoài ra, enzym nattokinase còn làm sạch lòng mạch, giảm độ nhầy máu và ổn định huyết áp. Song lưu ý, nên chọn sản phẩm chứa enzym nattokinase nguyên chất, chất lượng quốc tế, có dấu mộc của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).

Sử dụng thực phẩm chứa enzym nattokinase góp phần ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Sử dụng thực phẩm chứa enzym nattokinase góp phần ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch.

Uống nhiều nước cũng làm máu bớt đặc. Mỗi người nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng tuần hoàn não, giúp hạn chế hình thành cục máu đông. Song khi tập luyện về không nên tắm ngay, dễ gây vỡ mạch máu não nguy hiểm đến tính mạng.

Lê Nguyễn

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Phòng bệnh - 27/12/2024

Biến chứng đái tháo đường có nghiêm trọng?

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Phòng bệnh - 10/12/2024

Cảnh giác đột quỵ, nhồi máu cơ tim khi trời trở rét

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng bệnh - 05/12/2024

Người già, trẻ nhỏ khò khè vì thời tiết chuyển lạnh

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Phòng bệnh - 03/12/2024

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 cách nào?

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Phòng bệnh - 25/11/2024

Chứng "đau đầu công sở" tấn công dân văn phòng, bác sĩ chỉ cách phòng tránh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới