Giấc mơ ghép tạng của bệnh nhân nghèo

Chi phí cho một ca phẫu thuật ghép tim khoảng 1 tỷ đồng, ghép gan 1,5 tỷ đồng, ghép thận 300-500 triệu đồng… Đó là chưa kể nguồn hiến từ chết não rất hiếm. Điều đó khiến việc được ghép tạng với nhiều bệnh nhân nghèo vẫn chỉ là giấc mơ.

Ghép tạng nhờ hỗ trợ từ cộng đồng

Căn bệnh suy thận bất ngờ ập đến khi cô bé M.B.T ở Nghệ An vừa tròn 20 tuổi. Với tình trạng suy thận giai đoạn cuối, T được chỉ định ghép thận. Gia đình không có khả năng chi trả nhưng T nhận được sự kêu gọi hỗ trợ từ cộng đồng và bệnh viện, với số tiền gần 400 triệu đồng. Ca ghép thận từ mẹ ruột hiến tặng thành công, mở ra cơ hội cho em được tiếp bước đến giảng đường đại học.

Giấc mơ ghép tạng của bệnh nhân nghèo

Một ca ghép phổi do các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Bệnh viện E thực hiện.

Bé T.T.T (2 tuổi) bị xơ gan, chỉ ghép gan mới có hy vọng cứu được mạng sống. Tuy nhiên, chi phí gần 600 triệu đồng cho ca phẫu thuật là khoản tiền quá lớn với gia đình bé. Trước khó khăn của gia đình, bệnh viện đã kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ, giúp đỡ. Nhờ đó cháu được ghép gan từ mẹ ruột.

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng Đơn vị điều phối ghép tạng, Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM cho biết, với bệnh nhân ghép tạng chi phí ghép chưa phải là vấn đề duy nhất. Sau ghép, họ phải theo dõi, uống thuốc định kỳ đến suốt đời.

Quá trình này có thể xuất hiện biến chứng thải ghép, hẹp mạch máu, bị nhiễm trùng, hay bị ung thư thì phải điều trị. Người nghèo thực sự khó khăn khi tiếp cận chương trình ghép tạng nếu không nhận được sự hỗ trợ từ nhiều phía.

Hiện nay, đối với ghép tạng, Quỹ BHYT chi trả chi phí tiền giường, xét nghiệm, máu, vật tư y tế dịch truyền, thuốc/ca ghép và chi phí thuốc chống thải ghép... Các khoản chi phí phát sinh như xét nghiệm người hiến, phẫu thuật lấy tạng, bồi dưỡng, chăm sóc sức khỏe, điều trị cho người hiến, chi phí bảo quản tạng để ghép... chưa được BHYT thanh toán.

"Chi phí cho một ca phẫu thuật ghép tim khoảng 1 tỷ đồng, ghép gan 1,5 tỷ đồng, ghép thận 300-500 triệu đồng. Đó là con số khổng lồ đối với những gia đình bệnh nhân nghèo", BS Thu cho hay.

Cần giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân

TS.BS Dư Thị Ngọc Thu cho biết: "Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu, đó là phòng kế toán lấy danh sách người chạy thận, thẩm phân phúc mạc (lọc máu màng bụng) và ghép. Rõ ràng chi phí cho thẩm phân phúc mạc lớn nhất, tiếp đến là lọc máu chạy thận, sau mới tới ghép tạng. Tiền trả sau ghép tạng chỉ bằng 1/3 của lọc máu và 1/5 lọc màng bụng".

Giấc mơ ghép tạng của bệnh nhân nghèo

Bệnh nhân điều trị sau khi ghép tạng.

Cũng theo bác sĩ Thu, hiện nhiều nước trên thế giới đầu tư chương trình ghép và chi trả chi phí cho người ghép 100%. "Họ nhận thấy, nếu Nhà nước chi trả điều trị cho người mắc bệnh mãn tính suốt đời như suy thận, suy gan, suy tim chỉ lay lắt sống chờ ngày chết, chi phí lớn hơn nhiều với hỗ trợ ghép tạng.

Những người được ghép quay lại cuộc sống, họ lao động bình thường, đi kiếm tiền đóng góp cho xã hội, cho gia đình, cho bản thân. Chất lượng cuộc sống của họ tốt hơn, không cần sự chăm sóc của người khác. Đó là lợi ích cho cả bệnh nhân, xã hội và Nhà nước", bà Thu lý giải thêm.

Vậy, làm thế nào để người nghèo cũng có cơ hội được ghép tạng? Theo đề xuất của BS Thu, nên chăng cần có quỹ hỗ trợ từ nguồn tài trợ của Nhà nước và đóng góp từ cộng đồng.

"Tất cả người bệnh phải được tập hợp thành một danh sách và chờ, cơ quan chức năng sẽ rà soát hoàn cảnh từng người để có thể hỗ trợ hay hướng dẫn để họ chuẩn bị cho nếu được ghép. Ngoài ra sau ghép, nếu họ chưa có công việc phù hợp, Nhà nước, xã hội cần tạo điều kiện giúp đỡ họ", BS Thu nói.

Trong khi đó, theo TS.BS Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, mỗi năm bệnh viện này thường có từ 20-40 người chờ ghép phổi, nhưng đa phần không chờ được. Bên cạnh thiếu nguồn tạng hiến, khó khăn về tài chính cho một ca ghép phổi cũng là rào cản lớn.

"Chính vì vậy, cần có chế độ BHYT đặc thù cho nhóm bệnh nhân chờ ghép phổi. Cần có kế hoạch phối hợp giữa các bên bao gồm BHYT, bảo hiểm tự nguyện, sự hỗ trợ của các ban, ngành và các nguồn xã hội hóa để người bệnh thực sự có nhu cầu ghép tạng có thể tiếp cận được với kỹ thuật cao này", ông Lượng chia sẻ.

Cùng quan điểm, một chuyên gia y tế đề xuất: "Bảo hiểm y tế cần chi trả đầy đủ cho ghép tạng để ngăn ngừa, giảm thiểu mua bán tạng và để bác sĩ chuyên tâm vào chuyên môn. Không thể để bác sĩ tiếp tục vừa lo mổ vừa lo đi xin tài trợ cho bệnh nhân ghép tạng".

Theo thông tin mới nhất, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa giao Cục Khám chữa bệnh phối hợp với Vụ Kế hoạch tài chính, Bảo hiểm Xã hội hoàn thiện xây dựng danh mục, định mức kỹ thuật để từng bước thanh toán bảo hiểm y tế trong ghép tạng. Đồng thời, giao các đơn vị hoàn thiện thể chế pháp lý về hiến ghép mô tạng.

 

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới