Hai người muốn hiến phổi cho bệnh nhân phi công

Theo VnExpress 07:36 14/05/2020 - Y tế 24h
Một phụ nữ 40 tuổi và một cựu chiến binh ngoài 70 tuổi mong muốn được hiến một phần lá phổi của mình để cứu "bệnh nhân 91".

Ông Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về Ghép bộ phận cơ thể người, chiều 13/5 cho biết hai người này đã liên hệ với Trung tâm bày tỏ mong muốn được hiến phổi cho bệnh nhân phi công người Anh.

Trong đó, cựu chiến binh ngoài 70 tuổi ở Đăk Nông hai lần gọi điện đến Trung tâm xin được hiến một phần phổi. 

"Khi tôi thông báo các quy định hiện tại không cho phép nhận tạng từ người ngoài 70 tuổi, ông hụt hẫng song bày tỏ rất tin tưởng và tự hào về nền y tế Việt Nam. Ông hy vọng sớm có người hiến phổi phù hợp để cứu bệnh nhân phi công", ông Phúc cho biết.  

Trung tâm cũng nhận được đề nghị hiến phổi từ một phụ nữ 40 tuổi. Cô cho biết: "Nếu chỉ cần ghép một phần phổi cũng có thể cứu được bệnh nhân, thì tôi đăng ký hiến tặng phổi cho anh ấy".

Người phụ nữ cũng chia sẻ mình khỏe mạnh, đang có gia đình hạnh phúc, không hề quen biết với phi công Anh. 

Ông Phúc cho biết, phương án ghép phổi cho bệnh nhân phi công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chỉ định ghép hay không, ghép như thế nào, nguồn tạng, các yếu tố hòa hợp về thể trạng, miễn dịch. Nếu chỉ định ghép, ưu tiên số một là tìm nguồn hiến tặng từ người chết não. Ngoài ra còn có phương án nhận phổi hiến tặng từ người cho còn sống.

"Những người mong muốn được hiến phổi cứu bệnh nhân thực sự rất đáng trân trọng. Đây là nguồn động viên cho ngành y tế để cứu chữa bệnh nhân hiểm nghèo, bất kể người ấy là ai", ông Phúc nói.

Vừa qua, có một người chết não thuộc nhóm máu O được người nhà đề nghị hiến tạng cho bệnh nhân phi công. Tuy nhiên rất tiếc là phổi của người hiến tạng này đã bị hỏng.

Sức khỏe "bệnh nhân 91" hôm nay tiếp tục được đánh giá rất xấu. Cả hai lá phổi bị xơ hóa đông đặc, chỉ còn khoảng 10% có thể hoạt động. Nếu không có máy ECMO hỗ trợ, bệnh nhân sẽ tử vong. Hiện, cách duy nhất để cứu bệnh nhân là ghép phổi. Anh là bệnh nhân Covid-19 nặng nhất hiện nay. 

Bệnh nhân là phi công hãng Vietnam Airlines, diễn biến sức khỏe rất thất thường. Anh mắc hội chứng "bão cytokine" - hệ miễn dịch hoạt động thái quá chống lại cơ thể, rối loạn đông máu, hơn một tháng can thiệp ECMO (hệ thống oxy ngoài cơ thể), lọc máu. 

Ghép phổi là kỹ thuật ghép tạng khó nhất hiện nay, cả về kỹ thuật ghép và chăm sóc sau ghép. Việt Nam hiện mới thực hiện thành công 5 ca ghép phổi, trong đó một ca ghép từ người cho sống tại bệnh viện 103. Bệnh viện Việt Đức tiến hành hai ca ghép phổi từ người cho chết não. Một trong hai bệnh nhân ghép phổi này sau 10 tháng mới có thể xuất viện.

Lê Nga

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới