Hơn 4% người Việt bị bệnh hen

Theo VnExpress 25/01/2021 - Y tế 24h
4,1% dân số Việt Nam bị bệnh hen, trong đó 60% người bệnh không kiểm soát được phải vào viện cấp cứu khi lên cơn cấp.

"Bệnh hen chưa được quản lý tốt ở Việt Nam", Phó giáo sư Lê Thị Tuyết Lan, Phó chủ tịch Hội hô hấp Việt Nan nhìn nhận tại lễ khởi động chương trình "Bạn kiểm soát hen hay hen kiểm soát bạn", ngày 23/1.

Hen là bệnh viêm đường thở mạn tính, gây co thắt phế quản và cản trở sự lưu thông khí. Sự co thắt và viêm đường dẫn khí dẫn đến các vấn đề hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Bệnh nhân hen hầu hết phát hiện muộn khi đã nặng, hoặc đến viện khám vì lên cơn cấp. Đa số người bệnh khi ra viện không được theo dõi, điều trị duy trì, đến khi có đợt cấp tiếp theo lại nhập viện. Người bệnh hiểu về bệnh còn hạn chế, không được tiếp cận dịch vụ y tế.

"36% bệnh nhân hen tự đánh giá kiểm soát tốt bệnh, song thực tế con số này chỉ có 9%. Số còn lại không kiểm soát hoặc kiểm soát kém", bà Lan nói.

Một bệnh nhân khám hô hấp tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Nga.
Một bệnh nhân khám hô hấp tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Lê Nga.

Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết nỗ lực kiểm soát hen tại Việt Nam có nhiều rào cản. Đặc biệt là tình trạng phụ thuộc quá mức vào liệu pháp cắt cơn (bình xịt giãn phế quản tác dụng ngắn).

Các phương pháp điều trị bệnh hen nhằm làm giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh. Thuốc điều trị bao gồm kháng viêm đường thở (thuốc kiểm soát), giãn phế quản (thuốc cắt cơn), thuốc hít kết hợp... Song, tình trạng lạm dụng thuốc giãn phế quản làm tăng nguy cơ tử vong do hen.

Theo khảo sát năm 2020 tại 14 tỉnh, thành phố, hơn 336 bệnh nhân hen trên 18 tuổi, cho thấy 68% người đã mua từ 3 bình thuốc cắt cơn trở lên. Thuốc giúp bệnh nhân tạm thời giảm triệu chứng hen, nhưng sử dụng thuốc này trong thời gian dài sẽ làm giảm sự bảo vệ của phế quản, tăng phản ứng quá mức của đường thở dẫn đến nguy cơ đợt cấp.

"Sử dụng 3 bình thuốc cắt cơn trong một năm có thể tăng gấp 2 lần nguy cơ nhập viện", bà Lan nói.

Chi phí điều trị trong một lần đợt cấp hen, nhẹ là một triệu, nặng lên đến 21 triệu, chưa kể các chi phí khác như thiết bị, vật tự y tế trong bệnh viện, các xét nghiệm theo dõi, hỗ trợ dinh dương, tái khám... Bệnh nhân hen điều trị ở giai đoạn ổn định sẽ giảm được 90% chi phí.

Ông Khuê cho biết quản lý tốt bệnh hen là một trong những ưu tiên của ngành y tế. Năm 2020, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn quốc gia về chẩn đoán, điều trị hen phế quản người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, cảnh báo việc sử dụng quá mức thuốc cắt cơn có thể làm tăng nguy cơ nhập viện dẫn đến tử vong.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới