Khả năng tiếp cận của người nghèo khi vaccine nCoV hoàn thiện

Theo VnExpress 26/06/2020 - Y tế 24h
13 "ứng viên" vaccine Covid-19 đang được thử nghiệm trên người, tuy nhiên phương thức phân phối chúng đến người dân toàn cầu khi hoàn thiện vẫn còn bỏ ngỏ.

Hiện hàng tỷ USD đã được huy động cho hơn 100 nghiên cứu vaccine Covid-19. 13 ứng viên trong số đó đang được thử nghiệm lâm sàng trên người. Chính phủ các nước phát triển đặt niềm tin vào thỏa thuận hợp tác giữa những đơn vị sản xuất và tổ chức vaccine phi lợi nhuận như Gavi (Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng). Họ hy vọng những đơn vị trên có thể hỗ trợ phân phối vaccine đến người nghèo trên toàn cầu, nếu một trong các ứng viên được chứng minh tính hiệu quả và an toàn.

Làm sao để mọi người, kể cả người nghèo, có thể tiếp cận vaccine nCoV, là một câu hỏi lớn trong thời điểm hiện tại. Sự thất bại trong việc giải quyết vấn đề này có thể dẫn đến hệ quả nghiêm trọng, khiến hàng triệu người tử vong. Dù vậy, không ít người vẫn cho rằng câu trả lời cho vấn đề trên rất đơn giản. Từ các hãng dược lớn đến chính phủ các nước phương Tây giàu có đều có chung câu trả lời - đó là Gavi - Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng.

Gavi là một tổ chức liên minh giữa tư nhân và chính phủ. Trải qua 20 năm thành lập và phát triển, Gavi tin rằng sự hợp tác giữa thị trường và từ thiện sẽ giúp đưa vaccine đến những người cần nó. Số liệu Gavi cung cấp hàng năm đều ấn tượng. Trung bình mỗi năm có hơn 500 triệu liều vaccine, giúp phòng ngừa 17 loại bệnh khác nhau, được cung cấp miễn phí.

Số tiền tài trợ đổ vào Gavi cũng ấn tượng không kém. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về vaccine toàn cầu mới đây, Gavi đã gây quỹ được hơn 8,8 tỷ USD. Chính phủ Anh cũng trở thành nhà tài trợ lớn nhất khi cam kết hỗ trợ hơn 409 triệu USD mỗi năm, liên tục trong vòng 5 năm tới.

Quỹ Bill và Melinda Gates cùng chính phủ các nước phát triển khác cũng là những đơn vị đóng góp nòng cốt cho Gavi. Tại hội nghị trên, Gavi đã đưa ra sáng kiến mới: thành lập một nguồn quỹ riêng biệt để phát triển vaccine nCoV mang tên Covax Facility. Họ kêu gọi các quốc gia hãy đóng góp một phần kinh phí, nhân lực lẫn kiến thức cho việc phát triển vaccine.

Việc sản xuất đủ vaccine nCoV cho tất cả người dân trên toàn cầu và phân phối chúng đến mọi ngóc ngách kịp thời là một vấn đề lớn, song vẫn chưa tìm được phương án vẹn toàn nào. Ảnh: Reuters.
Việc sản xuất đủ vaccine nCoV cho tất cả người dân trên toàn cầu và phân phối chúng đến mọi ngóc ngách kịp thời là một vấn đề lớn, song vẫn chưa tìm được phương án vẹn toàn nào. Ảnh: Reuters.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các chuyên gia đều đồng thuận rằng vaccine nên được phân phối cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, trên phạm vi toàn cầu.

WHO dự kiến đưa ra một bảng hướng dẫn cách thực hiện cơ chế phân phối nói trên. Mặt khác, một bản báo cáo nội bộ do Gavi đưa ra, lại đề nghị rằng các quốc gia giàu có có thể bỏ qua bảng hướng dẫn này. Tài liệu cũng chỉ ra rằng Gavi có thể sẽ vận chuyển số lượng vaccine nhất định cho các quốc gia này. Số lượng cụ thể do các cơ quan cấp quốc gia xác định.

Trong khi đó, những nước nghèo, không đủ điều kiện sẽ tiếp cận một lượng liều vaccine đủ cho những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao, sau khi đưa ra bằng chứng cụ thể cho con số mà họ cung cấp.

Những nước giàu cũng được "khuyến khích" (nhưng không bắt buộc) đóng góp cho quỹ vaccine nếu họ đã sở hữu nhiều hơn số lượng cần thiết. Dù vậy, không có điều gì đảm bảo rằng những nước nghèo sẽ được nhận vaccine cùng lúc với các quốc gia phát triển. Họ có thể nhận được số liều vaccine Covid-19 sau khi các nước giàu đã thu về đủ lượng cần thiết. Tuy nhiên Gavi lại không đưa ra bất cứ lời giải đáp nào cho câu hỏi này.

Trong đại dịch lần này, nguồn cung vaccine tiếp tục là một vấn đề lớn. Dù nhiều phương án được đưa ra, song vẫn chưa có bất cứ kết luận nào về cách thức phân phối, tiếp cận vaccine nCoV một cách bình đẳng trên toàn thế giới.

Thy An (Theo The Guardian)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới