Khám ở hai bệnh viện không phát hiện xoắn tinh hoàn

Theo VnExpress 20/10/2020 - Y tế 24h
CẦN THƠ - Thiếu niên 17 tuổi đau bụng hai ngày, khám ở hai bệnh viện không phát hiện xoắn tinh hoàn, đến khi nhập viện thì đã muộn.

Ngày 9/10, bệnh nhân vào Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trong tình trạng đau nhiều, sưng nề, ấn đau bìu trái. Kết quả siêu âm ghi nhận bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn trái. Rất tiếc là các cơn đau đã khởi phát hai ngày trước, khám ở hai bệnh viện bị chẩn đoán nhầm là rối loạn tiêu hóa.

Khi mổ cấp cứu, ê kíp phẫu thuật phát hiện tinh hoàn trái bệnh nhân bị xoắn hai vòng, đã hoại tử đen, buộc phải cột bó mạch thừng tinh, cắt tinh hoàn trái, khâu và cố định tinh hoàn phải. Sau mổ, bệnh nhân ổn định sức khỏe.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Phước Lộc, Trưởng khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, cho biết xoắn tinh hoàn là cấp cứu niệu khoa thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là 13-25 tuổi. Đây là tình trạng thừng tinh bị xoắn quanh trục của nó làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dẫn đến phù nề, sung huyết và hoại tử tinh hoàn. Nếu không được điều trị kịp thời trong vòng 4-6 giờ kể từ khi tinh hoàn bị xoắn, tinh hoàn sẽ bị nhồi máu, hoại tử buộc phải cắt bỏ.

Triệu chứng điển hình của bệnh là sưng đau đột ngột, dữ dội ở bìu và tinh hoàn, đôi khi đau bụng dưới kèm theo ói mửa. Tuy nhiên, các biểu hiện xoắn tinh lâm sàng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thiếu niên trên đau bụng nhưng trước đó bị chẩn đoán nhầm thành rối loạn tiêu hóa thông thường. Đến khi tinh hoàn bên trái đau, sưng đỏ, bệnh nhân khám ở bệnh viện khác, bác sĩ lại nhầm là viêm tinh hoàn. Chính vì vậy, bệnh nhân đến bệnh viện trễ và hậu quả là không thể giữ được tinh hoàn.

Theo bác sĩ Lộc, để phát hiện xoắn tinh hoàn cần siêu âm Doppler. Trong trường hợp chưa xác định được chính xác, vẫn phải can thiệp phẫu thuật thám sát sớm để có thể chẩn đoán, bảo tồn tinh hoàn nếu bị xoắn. Trong trường hợp không cứu được, phải cắt bỏ bên tinh hoàn hoại tử thì cần phẫu thuật đồng thời, nhằm cố định bên còn lại tránh tái xoắn.

Bác sĩ khuyến cáo nam giới khi có triệu chứng sưng đau vùng bìu nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa thận, tiết niệu, nam khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Thư Anh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới