Một 'đại dịch' thầm lặng khác ở Trung Quốc

Theo VnExpress 25/05/2020 - Y tế 24h

843.000 người tử vong trong năm 2017, 114 triệu người đang sống chung với bệnh, nhưng chỉ có 39% số người mắc biết mình mắc căn bệnh nguy hiểm thời đại - tiểu đường. 

Sau khi cơ bản khống chế được Covid-19, Trung Quốc tiếp tục trở lại chiến đấu với sát thủ y tế hàng đầu với người dân nước này. Bệnh tiểu đường tăng lên rất mạnh ở nước này trong vài thập kỷ qua và được dự đoán sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong thời gian tới. 

Đến năm 2045, số người bị bệnh tiểu đường tại Trung Quốc dự kiến lên tới 183 triệu. Một vấn đề ở Trung Quốc là tỷ lệ chẩn đoán bệnh tiểu đường thấp. Trong khi tỷ lệ chẩn đoán toàn cầu khoảng 50%, thì tại Trung Quốc chỉ có 39% người dân biết về tình trạng bệnh của mình.

Tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa khiến nồng độ đường trong máu cao. Khoảng 5% số người  mắc không rõ nguyên nhân, số còn lại mắc bệnh thường do lối sống, ít vận động cơ thể và hấp thụ nhiều đường, đặc biệt từ thực phẩm giàu carbonhdrate, trong khi cơ thể không sản xuất đủ insulin. Phương pháp chữa trị phổ biến hiện nay nhằm kiểm soát lượng đường trong máu hoặc giúp cơ thể có đủ insulin đúng lúc. 

Tiểu đường có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mù, suy thận, bệnh tim, đột quỵ. Năm 2019, tiểu đường là một trong 7 nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong trên toàn thế giới.

Jia Weiping, Giám đốc Trung tâm lâm sàng bệnh tiểu đường Thượng Hải, thuốc phổ biến hiện nay giúp cải thiện độ nhạy hoặc phản ứng của các tế bào của cơ thể với insulin nhằm điều chỉnh nồng độ glucose và ức chế sự hấp thụ đường trong hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể chữa khỏi bệnh, vì chúng không thể khôi phục khả năng tự điều chỉnh lượng đường trong máu.

Để tìm ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường, các chính phủ và công ty trên khắp thế giới đã đầu tư hàng tỷ USD để tìm hiểu nguồn gốc căn bệnh và phát triển các loại thuốc mới.

Tuy nhiên, công nghệ không phải là giải pháp duy nhất cho dịch bệnh tiểu đường đang gia tăng trên toàn cầu. Sự thiếu nhận thức chung là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường ngoài yếu tố di truyền.

"Bệnh tiểu đường có thể là kết quả của các yếu tố di truyền hoặc xuất phát từ lối sống không lành mạnh, như ăn chế độ ăn nhiều chất béo, calo và cholesterol và thiếu hoạt động thể chất, dẫn đến béo phì", theo Liên đoàn Tiểu đường quốc tế (IDF).

Nếu bệnh tiểu đường tuýp 1 thường do di truyền do cơ thể không sản xuất được insulin. Thì tiểu đường tuýp 2 phát triển theo thời gian, do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc tế bào của cơ thể không phản ứng hiệu quả với insulin.

"Để giải quyết vấn đề về bệnh tiểu đường, việc cần thiết là phải thay đổi hành vi của mỗi người như áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tăng thời gian luyện tập và ngủ đủ giấc", Giáo sư Li Chen, nhà nghiên cứu về công nghệ sinh học khuyến cáo.

Lê Cầm (Theo SCMP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Y tế 24h - 29/03/2024

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Y tế 24h - 29/03/2024

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Y tế 24h - 29/03/2024

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Y tế 24h - 28/03/2024

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Y tế 24h - 27/03/2024

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới