Nắng nóng quật ngã nhiều người
Tới Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, ngày 23/6, anh đã hôn mê, phù não, phải thở máy.
Bác sĩ Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu A9, cho biết các bác sĩ đang cố gắng cứu chữa cho bệnh nhân. Tuy nhiên khi khỏi, người bệnh chắc chắn phải chịu di chứng nặng nề do bị tổn thương não, ví dụ đi lại khó khăn, phản xạ chậm chạp.
Hà Nội trong đợt cao điểm nắng nóng thứ hai, nhiệt độ trung bình 38-40 độ C, chỉ số tia cực tím từ 9 đến 10, mức rất nguy hiểm đối với cơ thể khi tiếp xúc trực tiếp. Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, những ngày qua tiếp nhận trung bình 20-30 bệnh nhân một ngày, tăng nhẹ so với trước nắng nóng. Nhiều trường hợp là nông dân, người đang làm việc hoặc di chuyển trong nắng nóng, bất ngờ xây xẩm, nôn, choáng.
Theo bác sĩ Chi, người làm việc dưới trời nắng nóng gặp tác động kép từ nhiệt độ cao và tia tử ngoại. Nắng nóng tác động khiến não bộ không thể điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nhiệt độ cơ thể cao gây rối loạn, não tổn thương, rối loạn đông máu, tổn thương nội tạng. Tia tử ngoại gây tổn thương cho da, cộng với tác động của nhiệt độ cao làm phù não, xuất huyết não nặng.
Một số người làm việc trong môi trường nắng nóng không chú ý kiểm soát nhiệt độ và nghỉ ngơi thích hợp nên bị đau đầu, nôn, đờ đẫn, lơ mơ, kiệt nước, tiếp xúc khó. Khi ấy họ không còn sức lực để ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc không có người trợ giúp, rơi vào tình trạng sốc nhiệt, nguy kịch.
Khoa Cấp cứu cũng tiếp nhận một số người bị đột quỵ vào ngày nắng nóng, thường là người cao tuổi, có bệnh mạn tính như cao huyết áp hoặc tim mạch. Nắng nóng khiến người bệnh khó chịu, bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ uống thuốc định kỳ, không muốn đi khám, sinh hoạt điều độ, đảo lộn nhịp sinh hoạt. Những yếu tố này khiến bệnh mạn tính không ổn định, nguy cơ xảy ra biến cố về sức khỏe tăng lên.
Bác sĩ khuyến cáo, những người phải làm việc trong điều kiện nắng nóng, ví dụ nông dân, công nhân lò đốt, nên chọn thời điểm phù hợp, khi ánh nắng đỡ chói chang vào cuối giờ chiều để ra đồng làm việc, hoặc di chuyển sau 4h chiều. Nếu làm việc môi trường nóng bức, phải đảm bảo không gian thoáng mát, có công cụ giám sát nhiệt độ, chủ động giảm khi nhiệt độ quá cao.
Khi phải làm việc liên tục trong môi trường nhiệt độ cao, cần có người giám sát, phát hiện dấu hiệu bất thường, biết sơ cứu ban đầu thật tốt. Người lao động phải có phương tiện chống nóng tốt, ví dụ nông dân phải chống nắng, chống nóng, che cơ thể, có bố trí đủ nước trong thời gian làm việc, tính toán thời gian nghỉ ngơi ở chỗ mát, rời khỏi môi trường nóng hợp lý.
Nhiều người mải mê làm việc và quên bổ sung đủ nước cho cơ thể khi ra mồ hôi nhiều, kể cả trẻ nhỏ và người già. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo mọi người chú ý bổ sung đủ nước. Có thể quan sát nước tiểu để biết cơ thể đủ hay thiếu nước. Khi đủ nước, nước tiểu có màu nhạt, nếu tiểu ít, đặc, sẫm màu là thiếu nước. Nếu bù đủ nước thấy bệnh nhân tươi tỉnh hơn, nước tiểu tốt hơn, phản xạ khát giảm đi.
Trời nắng nóng, cũng cần lưu ý khi tắm. Không nên xả nước tắm rất lạnh để hạ nhiệt độ cơ thể khi quá nóng, nên hạ từ từ nhiệt độ cơ thể xuống bằng cách nghỉ ngơi trong môi trường nhiệt độ mát, dùng quạt làm mát sau đó mới đi tắm, tránh gây sốc nhiệt.
Chi Lê
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID