Người bị rắn hổ mang cắn được cai máy thở

Theo VnExpress 28/08/2020 - Y tế 24h
Sau 9 ngày điều trị tích cực, người đàn ông 38 tuổi, ở Tây Ninh, bị rắn cắn, đã tỉnh, cai thở máy và ngưng lọc máu.

Trưa 27/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Sang, khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tình trạng bệnh nhân đã tốt hơn. Anh tỉnh, được rút nội khí quản, chuyển từ thở máy sang thở oxy qua mũi. Bệnh nhân không cần lọc máu nữa, huyết động ổn.

Vết thương rắn cắn ở vùng bẹn đùi phải đã được cắt lọc hoại tử, diện tích khoảng 30 x 30 cm. May mắn, những tổn thương chỉ ở vùng da và mô dưới da, không tổn thương sâu nhiều ở lớp cơ. Vết thương được các bác sĩ theo dõi sát, nếu còn hoại tử thêm mô, cơ thì sẽ cắt lọc tiếp. Khi mô lên đủ, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật ghép da.

Bác sĩ tiên lượng quá trình cắt lọc da sẽ kéo dài, tiến hành nhiều lần, bởi vùng hoại tử nhiều. Nguy cơ nhiễm trùng vết thương cao.

Hiện, bệnh nhân đã được thay huyết tương hai lần, truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc độc rắn.

Ảnh minh họa
Bác sĩ đang chăm sóc bệnh nhân, tiên lượng là quá trình điều trị sẽ rất lâu dài. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Hôm 25/8, bác sĩ Nguyễn Lý Minh Duy, Khoa Hồi sức cấp cứu (ICU), Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết tình trạng bệnh nhân còn khá nặng. Bệnh nhân tổn thương thận, phải lọc máu liên tục, suy hô hấp cần thở máy, nhiễm trùng điều trị kháng sinh.

Người đàn ông này đã trải qua 9 ngày "thập tử nhất sinh" vì bị con rắn hổ mang chúa nặng gần 5 kg, dài gần 3 m, cắn vào đùi phải. Anh ta vẫn bóp chặt đầu con rắn, mang theo cả con vật đang cuốn thành nhiều vòng trên tay, đến Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh cấp cứu. Các bác sĩ phải gỡ con rắn ra mới tiếp cận được bệnh nhân để xử trí cấp cứu.

Mới đầu, anh còn tỉnh táo, nói chuyện được, sau đó nhanh chóng tím tái, khó thở. Bác sĩ phải đặt ống nội khí quản, cho thở máy. Khi chuyển tới Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân đã liệt hoàn toàn cơ tứ chi và cơ hô hấp. Lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo vận dụng mọi phương tiện tiên tiến nhất để cứu chữa cho bệnh nhân.

Rắn hổ mang chúa có tên khoa học Ophiophagus hannah, thuộc họ Elapidae (họ rắn hổ). Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa khoảng 7 m. Chúng sinh sống chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới, không chủ động tấn công con người. Khi bị cắn, nọc độc rắn thông qua vết cắn phát tán ra cơ thể làm liệt tứ chi, cơ hô hấp trong thời gian rất nhanh. Trong trường hợp không có huyết thanh kháng nọc, bệnh nhân sẽ suy đa phủ tạng, tổn thương tim dẫn đến tử vong.

Nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-bi-ran-ho-mang-can-duoc-cai-may-tho-4153104.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Y tế 24h - 19/04/2024

Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Y tế 24h - 19/04/2024

Đề xuất chi trả BHYT cho sàng lọc ung thư cổ tử cung, ung thư vú

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Y tế 24h - 19/04/2024

Có nên tiêm vắc xin phòng viêm gan B khi đã nhiễm bệnh?

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Y tế 24h - 17/04/2024

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết năm 2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Y tế 24h - 17/04/2024

Tìm lại niềm vui cho bệnh nhân bạch biến

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới