Người đầu tiên khỏi HIV chết vì ung thư

Theo VnExpress 01/10/2020 - Y tế 24h
Timothy Ray Brown, người đầu tiên khỏi HIV nhờ phương pháp ghép tế bào gốc, đã qua đời vì bệnh bạch cầu, một dạng ung thư máu.

Căn bệnh ung thư ác tính của ông tái phát khoảng 5 tháng trước đó. Brown được chăm sóc ở nhà riêng của mình tại Palm Springs, California. Ông ra đi ở tuổi 54, theo thông báo của Hiệp hội AIDS Quốc tế (IAS) hôm 29/9.

Brown được công nhận là người đầu tiên khỏi HIV vào năm 2008 sau một ca phẫu thuật cấy ghép tế bào gốc, làm nên lịch sử trong ngành y khoa. Ông trở thành biểu tượng hy vọng cho hàng chục triệu người đang sống chung với bệnh AIDS.

Ông Adeeba Kamarulzaman, chủ tịch IAS, bày tỏ lời chia buồn của mình đối với sự ra đi của ông Brown: "Chúng tôi nợ Timothy và bác sĩ của anh ấy, Gero Hutter. Chúng tôi vô cùng biết ơn vì họ đã mở ra cánh cửa cho các nhà khoa học, rằng HIV có thể chữa khỏi".

Người bạn đời của Brown, ông Tim Hoeffgen nhấn mạnh nguyên nhân tử vong là do bệnh bạch cầu tái phát, không liên quan đến HIV.

"Timothy luôn muốn được nhớ đến như người đàn ông đã đem lại hy vọng cho mọi bệnh nhân trên thế giới, rằng HIV không phải án tử", ông nói.

Brown được chẩn đoán nhiễm HIV khi đang học ở Berlin vào năm 1995. Khoảng 10 năm sau, ông mắc tiếp bệnh bạch cầu. Để điều trị, bác sĩ đã sử dụng phương pháp cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng có đột biến gene hiếm gặp, giúp ông có khả năng kháng HIV tự nhiên với hy vọng có thể xóa sổ cả hai căn bệnh.

Timothy Ray Brown, người đầu tiên khỏi HIV trên thế giới. Ảnh: NY Times
Timothy Ray Brown, người đầu tiên khỏi HIV trên thế giới. Ảnh: NY Times

Ông phải trải qua hai thủ thuật đau đớn và nguy hiểm, nhưng chúng đã thành công. Năm 2008, Brown khỏi cả HIV và bạch cầu. Hai năm sau đó, ông quyết định lần đầu lên tiếng về quá trình chiến đấu với hai căn bệnh và bắt đầu thành lập quỹ thiện nguyện riêng dành cho những người cùng cảnh ngộ.

"Tôi là bằng chứng sống cho thấy có cách để chữa khỏi bệnh AIDS. Thật tuyệt vời khi không còn mắc HIV", ông trả lời phỏng vấn năm 2012.

10 năm sau khi Brown điều trị thành công, thế giới ghi nhận người thứ hai khỏi hẳn HIV: "bệnh nhân London". Tháng 8 vừa qua, một phụ nữ ở California được báo cáo là không còn dấu vết của mầm bệnh trong cơ thể, dù không sử dụng phương pháp kháng virus.

Sharon Lewin, chủ tịch IAS, giám đốc Viện Doherty ở Melbourne, Australia, ca ngợi Brown là "nhà vô địch", bày tỏ sự ủng hộ đối với phương pháp cấy ghép tủy xương dù còn một số rủi ro nhất định.

"Cộng đồng khoa học hy vọng một ngày nào đó có thể tôn vinh di sản của ông bằng chiến lược điều trị an toàn, hiệu quả và phải chăng, đủ khả năng tiếp cận rộng rãi để loại bỏ HIV, sử dụng phiên bản gene hoặc kỹ thuật tăng cường kiểm soát miễn dịch", ông nói.

Thục Linh (Theo AFP)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Y tế 24h - 02/05/2024

Sức khỏe của 5 nạn nhân trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã ổn định

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Y tế 24h - 02/05/2024

Hạnh phúc vỡ òa của người mẹ mang gen lặn bệnh loạn dưỡng cơ

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Y tế 24h - 25/04/2024

Chỉ vì cái polyp nhỏ trong buồng tử cung mà gây ra vô sinh

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới