Nguy cơ bùng phát sốt xuất huyết do trữ nước không đúng cách
Xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên là một trong những địa bàn đang bị hạn hán nặng, thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Mặc dù thời tiết khô hanh, nhưng ở địa phương này sốt xuất huyết vẫn bùng phát.
Tại thời điểm hiện nay, xã An Cư đã có 24 ca mắc sốt xuất huyết, nhiều hơn tổng số người mắc của cả năm 2018. Theo ghi nhận của Trung tâm y tế huyện Tuy An, chỉ số côn trùng được ghi nhận tại đây rất cao và vượt ngưỡng tới 60%. Hầu hết ổ bọ gậy phát sinh là do cách sử dụng, tích trữ nước của các gia đình.
Ông Nguyễn Văn Luân ở xã An Cư phân trần: “Vì quá tiết kiệm nước nên muốn rửa một cái gì đó phải san qua một cái thau khác chứa lại để dành”.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Loan, Phó Trưởng Tram y tế xã An Cư, có hộ chứa nước từ một đến ba bể, trong khi một bể không đậy kín dẫn đến muỗi vào đẻ trứng. Khi có bọ gậy lại không dám đổ vì người dân phải mua nước với giá cao nên tích trữ. Vì vậy, Trạm Y tế xã phải thường xuyên đến tuyên truyền bà con lọc nước diệt bọ gậy.
Từ đầu tháng 8 đến nay, huyện Tuy An đã ghi nhận 586 ca mắc sốt xuất huyết với 22 ổ dịch, tăng hơn 60 lần so với cùng kỳ năm 2018. Trước tình hình dịch bùng phát mạnh, các trạm y tế xã đã tăng cường tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc che đậy dụng cụ chứa nước, không để bọ gậy sinh sôi, nảy nở. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn khá chủ quan.
Theo Trung Tâm Y tế huyện Tuy An, một nguyên nhân khác dẫn đến sốt xuất huyết gia tăng là do bà con đi làm sớm, về muộn nên ít được nghe tuyên truyền về sốt xuất huyết, làm hạn chế về nhận thức.
Phú Yên hiện có 3.464 ca mắc sốt xuất huyết. Đây cũng là một trong những địa phương có số ca mắc sốt xuất huyết/100.000 dân cao nhất nước. Theo dự báo, số ca mắc sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Ông Trần Ngọc Dưng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Phú Yên cho rằng, ý thức của người dân trong việc phòng chống sốt xuất huyết chưa tốt. Trong khi đó, công tác tổng vệ sinh ở các địa phương cũng làm chưa tốt. “Thậm chí có những vùng khi đã xử lý ổ dịch rồi, chúng tôi đi kiểm tra, giám sát lại và thấy không ít hộ gia đình vẫn còn nhiều bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước. Đây là nguyên nhân, gốc rễ sâu xa nhất, khó khống chế được dịch”, ông Dưng nói.
Để phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, không gì khác hơn là người dân cần nâng cao ý thức hơn nữa; công tác phòng, chống dịch tại các địa phương cũng phải được thực hiện đồng bộ, quyết liệt và triệt để hơn.
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử