Phó Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu nói gì về máu nhân tạo?

Theo Báo giao thông 04:07 27/11/2022 - Y tế 24h
Trước thông tin ở Anh thử nghiệm máu nhân tạo, theo TS. Bạch Quốc Khánh, đây là một tiến bộ mang lại hy vọng cho người bị bệnh rối loạn máu.

Mới đây, TS.BS Bạch Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Hội Huyết học – Truyền máu Việt Nam đã có chia sẻ quan điểm nghiên cứu máu nhân tạo khi 2 trường hợp đầu tiên tại Vương quốc Anh đã nhận được những liều nhỏ máu được "nuôi" trong phòng thí nghiệm. Đây là giai đoạn đầu tiên của thử nghiệm xem xét máu nhân tạo hoạt động như thế nào bên trong cơ thể.

Theo TS.BS Bạch Quốc Khánh, lần đầu tiên nguồn máu sáng chế trong phòng thí nghiệm được truyền vào người trong một thử nghiệm lâm sàng mang tính bước ngoặt. Hồng cầu của chúng ta có vai trò mang một chất ở trên đó và chất đó có nhiệm vụ gắn vào với oxy để vận chuyển đến các cơ quan trên cơ thể; và các nhà khoa học ở Anh đã tạo ra được một chất có khả năng vận chuyển oxy .

Do đó sản xuất ra máu nhân tạo là sản xuất ra một chất nhân tạo có khả năng gắn với oxy để vận chuyển tới các cơ quan tổ chức; chứ không phải là sản xuất ra hồng cầu.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khi sản xuất được chất đó thì làm thế nào để nhân nó lên đủ số lượng để tương đương với một đơn vị hồng cầu. ví dụ như 350 ml máu phải chứa hàng triệu hoặc hàng tỷ hồng cầu.

Phó Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu nói gì về máu nhân tạo?

Thử nghiệm máu nhân tạo (ảnh minh họa)
Thử nghiệm máu nhân tạo (ảnh minh họa)

 

“Dù vậy, đây là một tiến bộ mang lại rất nhiều hy vọng cho các trường hợp bệnh nhân bị bệnh rối loạn máu đặc biệt là máu hiếm. Nhưng để có thể sản xuất và việc sử dụng trở thành thường quy thì chúng ta sẽ còn phải có rất nhiều thời gian nữa.

Việc nghiên cứu thành công những máu "nhân tạo” là hướng tốt nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian công sức, tiền của; trong khi chúng ta có những biện pháp đơn giản hơn, dễ làm hơn.

Ví dụ, hiện nay có nhiều quốc gia và Việt Nam cũng đã bắt đầu triển khai là trữ hồng cầu máu hiếm ở độ âm sâu mà thường gọi là giữ đông lạnh. Khi giữ đông lạnh như thế thì đời sống của hồng cầu có thể kéo dài đến 1 năm và hoàn toàn có thể phục vụ cho những trường hợp nhóm máu hiếm mà chúng ta cần.

Còn ở cấp thấp hơn thì chúng ta thành lập những câu lạc bộ nhóm máu hiếm như chúng ta đang làm hiện nay, nó vẫn đáp ứng khá đầy đủ mỗi khi bệnh nhân có nhóm máu hiếm cần phải truyền”, BS. Khánh chia sẻ.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới