Bệnh nhân nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa
Nguyên nhân bắt nguồn từ những thói quen thiếu lành mạnh trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh diễn tiến âm thầm, ít người để ý
Bệnh nhân H.V.L (25 tuổi, Hà Nội) được gia đình cho nhập viện sau 3 ngày đau nhức toàn thân, khó thở, sốt nhẹ, ho đờm và đặc biệt đau vùng ngực trái liên tục. Kết quả chụp mạch vành cho thấy nhánh mũ tắc hoàn toàn. Ngay lập tức, bệnh nhân được can thiệp stent mạch vành có phủ thuốc.
Theo lời người nhà, trước đó L. hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh lý mạn tính, tuy nhiên, L. thường xuyên hút thuốc lá với tần suất khoảng 1 bao/ngày.
Rất may mắn, bệnh nhân được phát hiện và can thiệp kịp thời. Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện, L. được ra viện, uống thuốc mỗi ngày theo toa và khám hàng tháng tại chuyên khoa tim mạch.
Tương tự, anh V.X.V (31 tuổi trú tại Quảng Ninh) xuất hiện cơn đau thắt ngực trái kéo dài trước khi nhập viện. Được biết, anh V. chưa hề mắc các bệnh lý về tim mạch, cao huyết áp hay đái tháo đường, tiền sử gia đình cũng không ai mắc bệnh, tuy nhiên, lại “nghiện” thuốc lá nặng.
Sau khi làm các xét nghiệm, người bệnh được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh được chỉ định chụp mạch vành để đánh giá mức độ tổn thương và tiến hành can thiệp mạch.
Kết quả chụp mạch phát hiện có hẹp 80% động mạch liên thất trước và có huyết khối trong lòng mạch. Các bác sĩ đã tiến hành đặt stent mạch vành. Sau can thiệp, hiện sức khỏe anh V, ổn định, không còn tình trạng đau tức ngực.
BSCK II. Nguyễn Thế Huy, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E cho biết, nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch cấp tính nguy hiểm.
Bệnh lý này thường gặp trên các đối tượng trung niên, nam giới, có thói quen hút thuốc lá, lối sống tĩnh tại và tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tuổi trung bình của các bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch đang dần trẻ hóa. Có những bệnh nhân chỉ mới 30 - 35 tuổi nhưng đã nhập viện với tình trạng tắc hoàn toàn mạch vành hay còn gọi là nhồi máu cơ tim cấp và có diễn biến nặng nề.
Ngay cả khi được can thiệp thông tắc mạch và đặt stent, bệnh nhân vẫn phải chịu những ảnh hưởng nặng nề như suy tim trong tương lai.
Theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Ước, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, tắc động mạch vành rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim và đột tử.
Điều đáng lo ngại là bệnh diễn tiến âm thầm nên phần lớn người bệnh thường chủ quan không nghĩ mình mắc phải căn bệnh này, càng dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Hút thuốc, béo phì, căng thẳng… tăng nguy cơ mắc
Lý giải thêm nguyên nhân trẻ hóa bệnh nhân mắc bệnh lý này, BS. Huy cho rằng, phần lớn là do thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, ít vận động kèm theo chế độ thực phẩm nhiều dầu mỡ, ăn uống không khoa học… dẫn tới béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường và cuối cùng là các biến cố tim mạch.
Ngoài ra, đa phần các bệnh nhân tim mạch thường gặp các vấn đề căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Bên cạnh đó, những người có người thân trong gia đình mắc bệnh tim mạch thường dễ bị di truyền và có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.
Đối với những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc những người đã mắc bệnh tim mạch cần có chế độ ăn hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp, tập thể dục đều đặn, cân đối công việc và cuộc sống. Đặc biệt lưu ý, thăm khám đều đặn theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
BSCK II. Nguyễn Thế Huy
Theo BS. Huy, hoàn toàn có thể phòng tránh bệnh lý tim mạch bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ như cai thuốc lá; hạn chế sử dụng rượu, bia; tránh xa các loại thức ăn mỡ cao như nội tạng động vật, đồ ăn nhanh; thay đổi thói quen sinh hoạt lành mạnh, tăng cường luyện tập thể thao…
Theo khuyến cáo của BSHuy, khi cấp cứu tim mạch, yếu tố thời gian đóng vai trò vô cùng quan trọng, cấp cứu càng sớm thì người bệnh càng có nhiều cơ hội để phục hồi.
Do đó, không chủ quan nghĩ rằng nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà bỏ qua các dấu hiệu bệnh, khi thấy xuất hiện các triệu chứng như: Cơn đau thắt ngực dữ dội, đặc biệt là ở giữa ngực hoặc bên ngực trái, kéo dài trong vài phút, hoặc biến mất và quay trở lại; đau cảm giác tức nặng như có áp lực đè ép, đầy; khó chịu vùng ngực kèm theo đau mỏi ở một hoặc cả hai cánh tay, vai, cổ, hàm hoặc phần trên của dạ dày; khó thở, có hoặc không có đau ngực; buồn nôn hoặc nôn, chóng mặt hoặc ra mồ hôi lạnh, đánh trống ngực, khó chịu vùng ngực
Khi đó, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu kịp thời, chẩn đoán bệnh và chuyển vào các chuyên khoa sâu để điều trị, tránh biến chứng đáng tiếc.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID