Rò dịch não xuống mũi sau lấy mẫu xét nghiệm nCoV

Theo VnExpress 05/10/2020 - Y tế 24h
Một phụ nữ ngoài 40 tuổi có khiếm khuyết hộp sọ bị đau đầu, tràn dịch não tủy xuống mũi sau khi lấy mẫu bằng tăm bông xét nghiệm nCoV.

Sau khi xét nghiệm Covid-19 ở bệnh viện chuẩn bị cho ca phẫu thuật tự chọn, bệnh nhân bị sổ mũi, đau đầu, nôn mửa. Khi quay lại viện lần hai, cô thêm các triệu chứng cứng cổ, miệng có vị kim loại, nhạy cảm với ánh sáng, theo báo cáo trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa (JAMA) hôm 1/10.

Lật lại bệnh án, bác sĩ lâm sàng tại Đại học Iowa cho biết bệnh nhân từng mắc một tình trạng gây áp lực lên não cách đây 20 năm, phải cắt bỏ xoang mũi. Họ phát hiện chất lỏng chảy ra từ mũi bệnh nhân trùng khớp với một chất của dịch não. Kết quả chụp não cho thấy cô mắc chứng thoát vị não, tình trạng hiếm gặp khiến các xương sọ không khép lại hoàn toàn.

So sánh với các bản chụp não trước đây, bệnh nhân được chẩn đoán mắc thoát vị não từ năm 2017 và không được phát hiện. Lấy mẫu xét nghiệm nCoV bằng tăm bông khiến các triệu chứng thoát vị não của cô nghiêm trọng hơn, dịch não tủy chảy ra ngoài. Bệnh nhân được phẫu thuật vá hộp sọ, hiện tiếp tục được theo dõi tại bệnh viện để dịch não tủy khô lại, bác sĩ kịp thời xử lý bất kỳ tác dụng phụ nào về thần kinh. Trước đó, các tác dụng phụ nhẹ hơn cũng được báo cáo sau các đợt lấy mẫu xét nghiệm bằng tăm bông.

Lấy mẫu bằng tăm bông để xét nghiệm PRC, được thực hiện bằng cách đưa miếng tăm bông vào sâu qua lỗ mũi từ 7,5-10 cm, trích xuất một lượng nhỏ đờm, từ đó kiểm tra có hay không tồn tại nCoV trong cơ thể.

Một người dân tại Hàn Quốc được lấy mẫu dịch mũi bằng tăm bông để xét nghiệm nCoV, hồi tháng 3/2020. Ảnh: AFP
Một người dân tại Hàn Quốc được lấy mẫu dịch mũi bằng tăm bông để xét nghiệm nCoV, hồi tháng 3/2020. Ảnh: AFP

"Ở đa số trường hợp, lấy mẫu bằng tăm bông gây cảm giác khó chịu từ 3-8 giây", Shawn Nasseri, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng ở Los Angeles nói. "Ngoài ra, đưa bông tăm vào sâu cổ họng cũng có thể khiến gây đau cổ họng nhẹ, hắt hơi".

Một số ít người gặp biến chứng nặng khi lấy mẫu bằng cách này, trong đó một người bất tỉnh. Các chuyên gia nhận định phản ứng này do thiếu máu lên não, khiến da xanh xao, choáng váng, buồn nôn, đổ nhiều mồ hôi.

Những phản ứng phụ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo nhân viên y tế đúng quy trình trước khi tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, đặc biệt trong bối cảnh các xét nghiệm được đẩy nhanh tiến độ, mục tiêu đạt 6 triệu xét nghiệm vào cuối năm.

Nhân viên y tế dày dặn kinh nghiệm có thể giúp mọi người có trải nghiệm tốt hơn khi lấy mẫu. Ngược lại, nếu không đưa miếng tăm bông đủ sâu vào khoang mũi có thể khiến mẫu xét nghiệm không hiệu quả.

Hơn thế, dù xét nghiệm thực hiện bởi các bác sĩ nhiều kinh nghiệm vẫn có thể gây biến chứng nếu bệnh nhân có bệnh lý nền hoặc các ca phẫu thuật thay đổi cấu trúc, mức độ khỏe mạnh của đường hô hấp trên hoặc hộp sọ.

Nasseri lưu ý nhân viên y tế và bệnh nhân nên cẩn thận hơn khi lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, cần nhớ kiểm tra bệnh sử bệnh nhân. Để cơ thể thoải mái hơn, bệnh nhân nên cố gắng thư giãn các cơ mặt. Nếu có tiền sử ngất xỉu sau khi lấy máu hoặc tiêm vaccine, người bệnh cần đảm bảo ngồi hoặc nằm trong tư thế chắc chắn, đợi ít nhất 15 phút sau mới đứng dậy.

Lê Hằng (Theo Business Insider)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Y tế 24h - 15/05/2024

Vụ 51 du khách nhập viện ở Phan Thiết: Sở Y tế Bình Thuận vào cuộc

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Y tế 24h - 14/05/2024

Vụ sập tường khu vui chơi khiến 3 trẻ tử vong: Hỗ trợ gia đình nạn nhân 25 triệu đồng

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Y tế 24h - 08/05/2024

Vụ ăn bánh mì gần 600 người nôn ói: Tìm ra hai vi khuẩn chính gây ngộ độc

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Y tế 24h - 03/05/2024

Trẻ 6 tháng tuổi ngộ độc vitamin D, bác sĩ nhi khoa khuyến cáo liều dùng

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Y tế 24h - 03/05/2024

Vụ nôn ói sau ăn bánh mì: 447 ca nhập viện, 2 ca rất nặng phải lọc máu

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới