Sự cần thiết phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19

Theo NhanDan 03:41 01/07/2022 - Y tế 24h
Ở nước ta hiện nay, việc tiêm các mũi nhắc lại (mũi 3, mũi 4) vaccine phòng Covid-19 là cần thiết để phòng mắc hoặc tái mắc bệnh, nếu có mắc thì sẽ tránh nguy cơ bệnh nặng, tử vong trong bối cảnh xuất hiện các biến chủng mới khó lường. Tiêm vaccine Covid-19 mũi nhắc lại sẽ có nhiều lợi ích thiết thực để bảo vệ an toàn cho chính mình, gia đình và cộng đồng.
Tọa đàm
Tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19 trong bối cảnh hiện nay?” sáng 1/7. (Ảnh: VGP)

Để làm rõ hơn vai trò của vaccine - một vũ khí chiến lược quan trọng trong công tác phòng, chống dịch, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức cuộc tọa đàm "Tại sao phải tiêm mũi 3, mũi 4 phòng Covid-19 trong bối cảnh hiện nay?” sáng 1/7.

Khách mời tọa đàm gồm có: GS, TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế); PGS, TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương và TS Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam.

Tại buổi toạ đàm, các chuyên gia đã làm rõ sự cần thiết của tiêm chủng vaccine đối với phòng dịch Covid-19.

TS Socorro Escalante, Quyền Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, đánh giá, ngành y tế Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh và việc chúng ta sử dụng các biện pháp như đeo khẩu trang ở những không gian kín, rửa tay... cũng sẽ giúp chúng ta kiểm soát được dịch. Phải khẳng định là Việt Nam có một hệ thống giám sát bệnh cực kỳ tốt, điều này có thể giúp Chính phủ Việt Nam phát hiện sớm các nhóm gene hoặc các biến chủng mới.

Các biện pháp chúng ta đang triển khai thực hiện là cần thiết để phát hiện và khẳng định các ca bệnh mới, nhưng chúng ta cũng có những công cụ để phát hiện và kiểm soát. Đó chính là vaccine. Việt Nam đã tiêm chủng được với tỷ lệ rất cao. Vaccine hiện tại Việt Nam đang sử dụng cũng có hiệu quả đối với các biến chủng BA.4 và BA.5. Đấy chính là lý do mà Chính phủ Việt Nam vẫn khuyến cáo người dân tiêm các mũi vaccine phòng Covid-19 mũi nhắc lại, mũi tăng cường.

Đại diện WHO khẳng định, những gì chúng ta biết đến thời điểm hiện tại là các biến chủng, các nhánh BA.4 và BA.5 có khả năng lây lan nhanh hơn. Chúng ta chưa biết chính xác liệu độc lực của nó có cao hơn không, nhưng vaccine hiện tại chúng ta đang sử dụng có hiệu quả chống lại các biến chủng BA.4 và BA.5.

Trước khi giải thích về quá trình tiêm vaccine, chúng ta muốn quay lại làm rõ vấn đề biến chủng BA.4, BA.5 có nặng hơn so biến chủng khác hay không? Chúng ta phải cần có bằng chứng, cần phải thận trọng. Chúng ta biết, có những nhóm có thể dễ bị tổn thương với Covid-19 hoặc có thể mắc Covid-19 nặng hơn so những nhóm khác. Ở đây, tiêm vaccine giúp bảo vệ cho từng cá thể khỏi mắc bệnh hoặc khỏi bị bệnh nặng; phòng lây truyền bệnh cùng các biện pháp xã hội khác.

Trong hoàn cảnh của toàn thế giới hiện nay và nguồn cung vaccine rất hạn chế, nên chúng ta cần ưu tiên vaccine cho các đối tượng dễ bị tổn thương, thí dụ như những người suy giảm miễn dịch. Ở đây chúng ta thấy rằng, đáp ứng vaccine ở các đối tượng không như nhau, thí dụ như người suy giảm miễn dịch thì đáp ứng không như những người bình thường. Chính vì vậy, WHO khuyến cáo những đối tượng như vậy phải được nhận mũi tiêm thứ 3, 4 bởi khả năng của họ để tạo ra miễn dịch chống lại bệnh không như những nhóm khác. 

Đấy là nguyên tắc chung trong tiêm vaccine. Hiện tại mức độ sẵn có vaccine đã được cải thiện, đặc biệt là đối với Việt Nam có áp dụng thêm các cách rất hiệu quả để tiêm mũi 3, mũi nhắc lại cho mọi người. Chúng ta cũng có nghiên cứu tại sao phải tiêm mũi nhắc lại sau 4-6 tháng như thế này bởi chúng ta phải tiếp tục bảo vệ cộng đồng của chúng ta. Có một số lý do chúng ta đã nói, tức là khi còn những chủng virus lưu hành thì người ta sẽ có thể mắc bệnh và biến chủng mới có khả năng xuất hiện. Cúng ta cần phải chuẩn bị là có những biến chủng mới sẽ xuất hiện, sẽ đến với chúng ta nên chúng ta phải tiêm phòng vaccine để dự phòng.

Nguyên tắc chung mà chúng ta có thể áp dụng tiêm vaccine đối với Việt Nam là tính sẵn có vaccine đối với Việt Nam. Ở đây, chúng ta cũng cần tiếp cận với đối tượng có tuổi chẳng hạn, những nhóm nhỏ nhưng là những người dễ bị tổn thương. Chúng ta cũng cần tiếp cận tất cả những nhóm chưa được tiêm vaccine với liều cơ bản. Chúng ta cũng cần phải tiếp tục làm việc với Chính phủ cũng như ngành y tế để làm sao đưa vaccine đến được những khu vực nguy cơ cao, những người ở khu vực này phải được tiêm vaccine để bảo vệ từng người, bảo vệ từng hộ gia đình và bảo vệ cả cộng đồng. Việc lan truyền của virus vẫn là áp lực đối với chúng ta và dựa vào các nguyên tắc ưu tiên, chúng ta cũng xác định các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine như Việt Nam đang áp dụng.

Đối với liều thứ 4, WHO khuyến cáo tiêm cho những người bị suy giảm miễn dịch, những người có tuổi, họ vẫn phải là đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine. Và sau cùng, chúng ta rất may mắn là có vaccine, giúp phòng được các tác động nguy hiểm của bệnh, cũng như làm giảm áp lực phòng chống dịch cho chúng ta. Vaccine của chúng ta an toàn, hiệu quả và có chất lượng. Điều này là rất quan trọng để giúp cho công chúng hiểu được vaccine hiện có.

Theo GS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), phải nói rằng, đối với tiêm vaccine phòng, chống dịch Covid-19 chưa bao giờ lớn như vậy, ở tất cả các độ tuổi trong thời gian ngắn tiêm rất nhiều. Nhưng thường đối với vaccine, người ta nghiên cứu trên phạm vi lớn và đã kết luận. Còn đối với mỗi cá nhân thường có khác biệt nhau trong đáp ứng, đặc biệt là vấn đề ngẫu nhiên. Phải nói rằng vấn đề ngẫu nhiên như mệt mỏi có nhiều lý do nhưng cũng đổ cho vaccine. Những việc khác đôi khi khó nói cũng đổ cho vaccine. Nói vậy là để chia sẻ với những vấn đề người dân đưa ra.

Nhưng ngược lại, đối với vaccine, chúng ta phải có những bằng chứng và phải nghiên cứu. Ở đây thì nhiều nghiên cứu, đặc biệt là các nước phát triển họ nghiên cứu rất đầy đủ và thấy rằng trong 4 mũi tiêm thì tiêm mũi 3, mũi 4 có ý nghĩa nhắc lại lần 1, lần 2 nên ở giữa mức phản ứng của mũi 1, mũi 2.

Thí dụ, với vaccine Pfizer, tiêm mũi 2 phản ứng hơn mũi 1 còn mũi 3, mũi 4 ít phản ứng hơn mũi 2. Đấy là những nghiên cứu bài bản và có công bố quốc tế thường xuyên, có kiểm tra giám sát. Do đó, những người đi tiêm yên tâm và cứ sống vui vẻ, ăn thức ăn có miễn dịch là chúng ta yên tâm. Đặc biệt, bên cạnh chúng ta có cả thế giới, có các tổ chức quốc tế, và các cán bộ y tế Việt Nam, chắc chắn tất cả đều vì sức khỏe người dân, làm thế nào bảo đảm miễn dịch tốt nhất để phòng dịch. Không phải chỉ bây giờ mà kể cả những biến thể tương lai nếu có thì tiêm vaccine sẽ giúp giảm nhẹ rất nhiều.

Người ta cho rằng bị mắc sau khi tiêm mũi 1, mũi 2 là coi như tiêm mũi 3. Ở đây, chắc chắn rằng khi mắc thì miễn dịch có tăng lên so với tiêm vaccine mũi 1, 2. Tuy nhiên, đáp ứng của mỗi người khi mắc rất khác nhau. Chuẩn hóa hơn nữa là tiêm vaccine mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4. Người ta thấy rằng đối với người bị mắc mà tiêm mũi nhắc lại, tức là mũi 3, mũi 4, so những người mắc mà không tiêm thì miễn dịch của người đã mắc có tiêm vaccine lâu dài hơn, cao hơn. Có nghĩa là, hiệu lực bảo vệ của họ cao hơn trước các biến thể mới...

Theo PGS, TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, hiện tại, Bộ Y tế đang tiếp tục khuyến cáo cho nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi đi tiêm mũi 3 và nhóm trẻ từ 5 đến 11 tuổi đi tiêm mũi 1 và 2. Đây là một trong những vấn đề cần thiết để chúng ta tạo miễn dịch cộng đồng. Rất đáng tiếc là, nhóm dưới 5 tuổi trên thế giới đã có vaccine tiêm rồi nhưng ở nước ta thì chưa có để tiêm. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, có các câu hỏi của phụ huynh là "con tôi đã mắc rồi thì có nên đi tiêm hay không? có miễn dịch rồi thì có tiêm hay không?" Đây là vấn đề như TS Socorro Escalante hay GS Lân đã nói, biến thể trong giai đoạn trước khác với biến thể trong gian đoạn này. Chúng ta hoàn toàn có thể mắc trở lại nếu không bổ sung kháng thể cho con của mình.

Vấn đề thứ hai là các phụ huynh cũng đang rất lo lắng các mũi tiêm này có an toàn hay không? Với các câu trả lời của TS Socorro Escalante hay GS Lân vừa rồi, chúng ta đều thấy rằng, vaccine an toàn. Đặc biệt là Việt Nam chúng ta ưu tiên chế phẩm Pfizer dành cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi liều giống như người lớn, với trẻ từ 5 đến 10 tuổi chúng ta phải có chế phẩm riêng. Đây là những ưu tiên rất lớn của Chính phủ Việt Nam đối với trẻ em.

Chúng ta đã qua đỉnh dịch ở tháng 3, tháng 4 đến bây giờ là ngày 1/7, đã qua 3 đến 4 tháng rồi, miễn dịch tự nhiên cũng suy giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện. Những hoạt động xã hội của chúng ta thời gian qua, nhất là trong những tháng hè, các gia đình đưa con đến những khu nghỉ dưỡng để nghỉ hè và tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Do đó, trẻ rất dễ mắc trong tình hình hiện nay, và với tỷ lệ dễ mắc này, virus sẽ tìm đến nhóm nguy cơ như các cháu có bệnh nền hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch.

Một nhóm yếu thế nữa là nhóm chưa có vaccine dưới 5 tuổi. Với nhóm này, trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ cũng có mắc. Thực tế trong gia đình có trẻ sơ sinh mắc thì phụ huynh rất lo lắng và căng thẳng hơn rất nhiều so người lớn hoặc người già. Đây chính là những lý do chúng ta cần bảo vệ cho nhóm chưa được tiêm vaccine này, bằng cách chúng ta đưa con ở nhóm đã có vaccine từ 5 tuổi trở lên đi tiêm trong thời điểm này để tạo miễn dịch trong gia đình. Vấn đề này rất quan trọng, nếu gia đình chúng ta tất cả đã có vaccine rồi có nghĩa là trẻ sơ sinh cũng an toàn hơn rất nhiều, và chúng ta bảo vệ cho cả cộng đồng.

WHO cũng khuyến cáo có được vaccine cho cả nước chúng ta, vấn đề này rất tốt cho cộng đồng. Thời điểm này, những biến thể mới có thể xâm nhập và lan tràn trong cộng đồng của chúng ta. Ngay như bây giờ, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một ngày có khoảng 5 đến 7 trường hợp mắc hội chứng MIS-C là hội chứng viêm đa cơ quan. Đây là hội chứng rất nặng, ảnh hưởng tới tính mạng của em bé.

Ông Trần Minh Điển cho rằng, các bậc phụ huynh, trong thời điểm này cũng là lúc các cháu nghỉ hè, nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế, tư vấn các bác sĩ để chúng ta có thể tiêm. Với việc tiêm này, Chính phủ đã dành những vaccine tốt nhất, an toàn nhất cho các cháu.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới