Sức khỏe nữ bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam giờ ra sao?
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ hiện đã hồi phục
Thông tin từ BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM, sau 12 ngày điều trị, bệnh nhân hiện hết sốt, các bóng nước ở mặt, tay, chân,…đã khô mài, tróc vẩy và lên da non, các bóng nước ở họng cũng lành, hết đau.
Bệnh nhân ăn uống tốt, lên cân và tinh thần lạc quan và tuân thủ tốt quy trình cách lý và xử lý vật dụng cá nhân tránh lây cho cộng đồng.
Và bệnh nhân phục hồi sức khỏe, PCR dịch tiết 1 số vị trí kiểm tra hiện đã âm tính…
Những trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân khi về Việt Nam chưa xuất hiện triệu chứng nghi ngờ.
Thực tế trên cũng phù hợp đối với các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận trên , bệnh không dễ lây lan trong cộng đồng nếu không tiếp xúc trực tiếp da của người lành với da có bóng nước hoặc niêm mạc có bóng nước của người bệnh.
Đa số các trường hợp bệnh khỏi sau 10 -14 ngày với cơ địa có miễn dịch bình thường và hết lây lan sau 21 ngày.
Khó lây lan trong cộng đồng
Đánh giá về ca bệnh này, GS.TS Phan Trọng Lân - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, ca bệnh được phát hiện sớm và chủ động trong vấn đề cách ly. Với những thông tin khai thác được qua điều tra dịch tễ, cùng với kết quả xét nghiệm Real time PCR, giải trình tự gen, Bộ Y tế nhận định đây là trường hợp mắc đậu mùa khỉ, có nguồn lây từ nước ngoài.
“Các trường hợp tiếp xúc như người thân gia đình, cán bộ y tế đã có giám sát. Hơn 10 ngày trôi qua, những người tiếp xúc chưa có biểu hiện mắc đậu mùa khỉ. Chúng ta đã khoanh vùng và khó có khả năng lây dịch ra cộng đồng”, GS.TS Lân thông tin.
Sau khi nhận được thông tin bệnh nhân nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, khẩn trương làm xét nghiệm giải trình tự gen và tiếp tục điều tra dịch tễ, xử lý ổ dịch, cách ly, điều trị bệnh nhân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
Đồng thời Bộ Y tế cũng đã đề nghị khẩn UBND các tỉnh, thành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh đậu mùa khỉ.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:
1. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp; rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
3. Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.
4. Tránh tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ, tránh tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
Trong trường hợp nơi ở/nơi làm việc có người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo cho cơ quan y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời, không tự ý điều trị.
5. Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ (khu vực Trung và Tây Phi), cần tránh tiếp xúc với động vật có vú có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.
6. Đảm bảo an toàn thực phẩm; thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Y tế 24h - 15/11/2024
Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Y tế 24h - 12/11/2024
Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử
Y tế 24h - 31/10/2024
Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử