Suýt chết do 'ho ra máu sét đánh'

Theo VnExpress 08:38 19/02/2021 - Y tế 24h
Người đàn ông 58 tuổi, ở Vĩnh Long, đột ngột ho ra máu ồ ạt, không cầm được, ngưng hô hấp, tiên lượng hơn 90% tử vong.

Ông được đưa đến Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu trưa 15/2 trong tình trạng nôn ra máu, tiêu phân đen. Các bác sĩ nội soi dạ dày tá tràng cấp cứu không phát hiện tổn thương. Chiều cùng ngày, bệnh diễn biến đột ngột, ho ra máu ồ ạt không cầm được, bệnh nhân ngưng hô hấp, huyết áp không đo được. Các bác sĩ tiến hành hồi sức, đặt ống nội khí quản, hút máu trong đường thở, thở máy xâm lấn...

Sau 15 phút cấp cứu, bệnh nhân có nhịp tim trở lại. Bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ nội viện. Trong vòng 15 phút, các bác sĩ thuộc năm khoa: Lồng ngực - Mạch máu, Nội hô hấp, Hồi sức tích cực - Chống độc, Chẩn đoán hình ảnh và Gây mê hồi sức, đã có mặt để hội chẩn và đưa ra hướng xử lý.

Bệnh nhân được chẩn đoán "ho ra máu sét đánh", biến chứng ngưng hô hấp tuần hoàn, di chứng lao phổi. Các bác sĩ quyết định can thiệp xử lý nội mạch bằng kỹ thuật nút tắc động mạch phế quản cầm máu BAE (bronchial artery embolization).

Bác sĩ Trần Công Khánh, Phó khoa Chẩn đoán hình ảnh, thực hiện can thiệp nút tắc động mạch phế quản cho bệnh nhân, ghi nhận nhiều nhánh tăng sinh động mạch phế quản phổi phải xuất phát từ động mạch ngực trong. Kíp thủ thuật thực hiện tắc mạch cầm máu thành công, sau 45 phút, các mạch máu động mạch phế quản gây tình trạng xuất huyết đã được nút lại. Bệnh nhân qua cơn nguy kịch, tiếp tục điều trị ở khoa Hồi sức tích cực - Chống độc.

Ngày 18/2, bệnh nhân tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định, tình trạng ho ra máu đã hết.

Bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tại viện. Ảnh: Cửu Long
Bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tại viện. Ảnh: Cửu Long

Bác sĩ Cao Thị Mỹ Thúy, Trưởng khoa Nội Hô hấp, cho biết "ho ra máu sét đánh" là tình trạng bệnh diễn biến đột ngột, nhanh như sét đánh, máu có thể ộc ra ồ ạt không cầm được. Máu chảy đông thành từng cục gây bít tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp cấp trong thời gian ngắn, trụy tuần hoàn và có thể tử vong.

Xử trí ho máu và ho máu "sét đánh", việc quan trọng nhất là giải phóng đường thở bằng đặt nội khí quản hút máu, nếu không bệnh nhân sẽ tử vong ngay lập tức. Thủ thuật này cần tiến hành song song với truyền máu và gây tắc động mạch phế quản cấp cứu mới hy vọng cứu sống bệnh nhân.

Cửu Long

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới