Thêm 4 người sốc phản vệ độ 2 sau tiêm vắc xin Covid-19 nhưng đã ổn định

Báo cáo từ các địa điểm tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho hay, đã có thêm 4 trường hợp sốc phản vệ độ 2 và một số người gặp các phản ứng phụ khác sau tiêm.

Theo thông tin từ Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia, ngày 11/3, Việt Nam có thêm 5 địa phương triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 là TP. Hải Phòng và các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Long An.

Tính đến cuối giờ chiều ngày 11/3, có thêm 630 người được tiêm chủng an toàn vắc xin Covid-19 trong ngày thứ tư triển khai.

Như vậy, sau 4 ngày, nước ta đã thực hiện tiêm cho tổng số 1.585 người. Nhóm này đều là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng.

1.585 người được tiêm tại 13 cơ sở của 9 tỉnh/TP trong bốn ngày từ 8 - 11/3 gồm: Hải Dương: 293 người; Hà Nội: 163 người; Hưng Yên: 69 người; Bắc Ninh: 108 người; Bắc Giang: 187 người; Hải Phòng: 61 người; TP. HCM: 474 người; Gia Lai: 200 người và Long An: 30 người.

Chương trình Tiêm chủng Mở rộng quốc gia cho biết, đã ghi nhận thêm 4 trường hợp phản vệ độ 2 được xử lý kịp thời. Hiện tình trạng sức khoẻ của những người này đã ổn định, đang tiếp tục được theo dõi. Một số trường hợp khác có phản ứng sau tiêm thông thường.

Như vậy, tới nay, nước ta đã ghi nhận 6 trường hợp phản vệ độ 2 sau tiêm vắc xin Covid-19, đều được xử lý kịp thời. Nhiều trường hợp khác có phản ứng sau tiêm như đau cơ, mệt mỏi, sốt, đau đầu, ớn lạnh, sưng đau tại chỗ tiêm, buồn nôn…, là phản ứng đã được khuyến cáo sau tiêm vắc xin Covid-19 AstraZeneca.

Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại TP.HCM ngày 8/3 - Ảnh: Thanh Tùng
Tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại TP.HCM ngày 8/3 - Ảnh: Thanh Tùng

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Phó trưởng Ban điều hành Dự án Tiêm chủng dự án mở rộng, các báo cáo trên thế giới cho thấy, sau tiêm vắc xin Covid-19, sẽ có trên 10% người được tiêm xuất hiện 4 nhóm phản ứng phụ.

Phản ứng thứ nhất là nhức đầu, mệt mỏi, bồn chồn, ngứa tại chỗ tiêm; thứ hai là đau cơ, khó chịu; thứ ba là sốt, ớn lạnh, phổ biến là sốt nhẹ và sốt trên 38 độ; thứ tư là đau khớp, buồn nôn. Trong đó, phản ứng đầu tiên phổ biến nhất. Tỷ lệ bị sưng, đỏ tại vị trí tiêm chiếm từ 1-10%.

Các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn muộn sau tiêm hiện chưa được WHO báo cáo đầy đủ. Để giám sát, Bộ Y tế yêu cầu người tiêm phải ở lại cơ sở tiêm chủng theo dõi sau tiêm 30 phút và tiếp tục về nhà theo dõi trong 24 giờ đầu tiên.

“Không chỉ có phản ứng sốc phản vệ sau tiêm 30 phút đến 1 tiếng mà có thể có phản ứng quá mẫn muộn xảy ra trong ngày đầu. Vì vậy, người được tiêm chủng cần hết sức lưu ý, khi có biểu hiện khó chịu, bứt rứt, vã mồ hôi, ớn lạnh, nổi phát ban hoặc bất kỳ triệu chứng gì cần liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời”, PGS Hồng khuyến cáo.

Được biết, 13 tỉnh thuộc kế hoạch tiêm đợt một đang khẩn trương tổ chức tập huấn và tiến hành các công tác chuẩn bị mở rộng diện triển khai từ cuối tuần này. Việc đảm bảo an toàn tiêm chủng và theo dõi phản ứng sau tiêm vẫn tiếp tục được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các điểm tiêm chủng.

Nguyễn Liên

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Y tế 24h - 29/03/2024

Nhiều bệnh nhân thủy đậu và ho gà nhập viện vì biến chứng

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Y tế 24h - 29/03/2024

Viêm gan B có điều trị dứt điểm được không?

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Y tế 24h - 29/03/2024

Sức khỏe bé gái bị chó tấn công tới tấp hiện ra sao?

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Y tế 24h - 28/03/2024

Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Y tế 24h - 27/03/2024

Bộ Y tế nói gì về thông tin "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới