Thêm một bé trai bị bỏng nặng vì laptop phát nổ khi đang sử dụng

03:10 19/03/2024 - Y tế 24h
Các bác sĩ khoa Ngoại, Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang đã tiếp nhận cấp cứu cho cháu L.N.M. 8 tuổi, bị bỏng 10% diện tích cơ thể, bỏng độ 3 vùng mặt, ngực, bàn tay 2 bên do laptop phát nổ khi đang sử dụng.

Sau vụ tai nạn, bé L.N.M (trú tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) khi được sơ cứu tại Trung tâm Y tế huyện, rồi được chuyển tuyến tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Tại khoa Ngoại, qua thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán xác định bé M bị bỏng độ 3 vùng mặt, ngực và bàn tay 2 bên, vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng.

Thêm một bé trai bị bỏng nặng vì laptop phát nổ khi đang sử dụng

Bé M với các vết bỏng trên cơ thể sau vụ tai nạn nổ laptop khi đang sử dụng (ảnh BVCC)

Bé M được hồi sức, truyền dịch, tiêm kháng sinh, dùng thuốc giảm đau và theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.

Tuy nhiên, ngày hôm sau, vùng bỏng ngực và tay trái sưng nề nhiều, tiết dịch thấm băng, môi trẻ sưng nề nhiều hơn, ăn uống kém, tiên lượng tình trạng bệnh nhi có thể diễn biến nặng hơn bé M chuyển tuyến trung ương để điều trị.

Theo BS Nguyễn Văn Lâm, người trực tiếp cấp cứu cho bé M, đây là trường hợp nặng nhất trong số 20 bệnh nhi bị bỏng mà khoa Ngoại tiếp nhận điều trị từ đầu năm 2024 tới nay vì liên quan tới vùng mặt, ảnh hưởng thẩm mỹ và các chức năng của trẻ. 

Ước tính mỗi năm, khoa Ngoại tiếp nhận điều trị cho hàng trăm trẻ bị bỏng do các nguyên nhân như: bỏng do nổ sạc pin điện thoại, nổ sạc laptop; bỏng do điện; hóa chất; lửa; nước sôi hay bỏng do nổ bóng bay bơm khí hydro. Đa số trường hợp trẻ bị bỏng là do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình chăm sóc trẻ. 

Nhiều trẻ bị bỏng tới 20% diện tích cơ thể, vết bỏng sâu làm biến dạng chi thể như co quắp tay, chân, thậm chí làm hoại tử xương, không chỉ để lại di chứng nguy hiểm về thể chất có thể khiến trẻ tàn phế suốt đời mà còn đặc biệt ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ sau này.

Hiện nay, laptop hay điện thoại thông minh đã trở thành công cụ học tập, giải trí không thể thiếu, tuy nhiên nhiều gia đình không lường trước được nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra. Có rất nhiều trẻ bị bỏng nặng do điện thoại phát nổ khi vừa sạc pin vừa sử dụng gây thương tích nghiêm trọng như dập nát bàn tay, mù mắt... 

Do vậy, khi cho trẻ dùng điện thoại hay laptop cần có sự giám sát của người lớn. Trẻ em nên được người lớn hướng dẫn sử dụng các thiết bị điện tử một cách an toàn, không nên vừa sử dụng vừa sạc pin, nơi sạc pin cần cách xa người cũng như vật liệu dễ cháy và không nên sử dụng thiết bị đã quá cũ, có nguy cơ cháy nổ cao.

Cách đây khoảng 3 tuần, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã cấp cứu cho nam học sinh bị bỏng nặng do laptop nổ khi đang sử dụng. Dù các bác sĩ đã nỗ lực điều trị nhưng bệnh nhân vẫn không qua khỏi.

 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới