Thứ trưởng Y tế: 'Chúng tôi ở lại Đà Nẵng đến hết dịch'

Theo VnExpress 06:13 06/08/2020 - Y tế 24h
Khoảng 200 chuyên gia, bác sĩ thuộc Bộ Y tế, viện, bệnh viện, đã chi viện Đà Nẵng chống Covid-19, sát cánh đến khi hết dịch.

"Mọi người đều bày tỏ nguyện vọng ở lại tham gia chống dịch tại Đà Nẵng. Đây là nhiệm vụ và cũng là mong muốn của chúng tôi", Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại TP Đà Nẵng, chia sẻ.

Thứ trưởng Sơn trước đó đã chủ động xin Thủ tướng ở lại Đà Nẵng. Ông có mặt tại thành phố này ngay trước khi công bố ca nhiễm đầu tiên sau 99 ngày không lây nhiễm cộng đồng.

Khoảng 200 chuyên gia, bác sĩ ở Bộ Y tế, viện, bệnh viện, cơ sở y tế đang chi viện cho Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung gồm Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. 65 chuyên gia thuộc Đội công tác đặc biệt của Bộ Y tế, 40 bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, 13 bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy, 20 người ở Bệnh viện và Trường Đại học Y Hà Nội... Hôm qua, 30 bác sĩ, điều dưỡng từ Hải Phòng cũng lên đường đến Đà Nẵng.

Đến nay ba bệnh viện lớn nhất Đà Nẵng là Bệnh viện C, Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng, vẫn bị phong tỏa. 8 nhân viên y tế tại các bệnh viện này được ghi nhận nhiễm nCoV, một bác sĩ ở Đồng Nai cũng bị nhiễm do từng đến thăm người ở bệnh viện Đà Nẵng.

Thứ trưởng Sơn cho biết đây là những nhân viên y tế đã bị nhiễm nCoV trước khi phát hiện ca đầu tiên. Sau đó, các bệnh viện tăng cường biện pháp chống dịch, đảm bảo môi trường an toàn cho bệnh nhân, người nhà và nhân viên y tế.

"Trong một cuộc chiến, việc bảo vệ các chiến sĩ không bị tổn thương rất quan trọng. Trong cuộc chiến chống Covid-19, các y bác sĩ trong bệnh viện là những chiến sĩ trên trận tuyến hàng đầu", ông Sơn nói.

Các y bác sĩ mắc Covid-19 được bố trí khu cách ly riêng, đảm bảo thời gian điều trị, hồi phục sức khỏe để sớm tiếp tục quay lại công tác phòng chống dịch.

Bộ Y tế đảm bảo cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế. Hiện một số đơn vị sản xuất trong nước đã được huy động để tăng cường sản xuất khẩu trang, trang phục y tế. Nhiều cá nhân, tổ chức hỗ trợ nhập các trang thiết bị từ nước ngoài ủng hộ cho công tác phòng chống dịch.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Ngọc Thành.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn. Ảnh: Ngọc Thành.

Trong 11 ngày, kể từ khi phát hiện ca lây nhiễm cộng đồng đầu tiên, Đà Nẵng ghi nhận 158 ca, Quảng Nam 46, TP HCM 8, Đăk Lăk và Quảng Ngãi ba, Hà Nội và Đồng Nai hai, các tỉnh Thái Bình, Hà Nam mỗi nơi một.

"Áp lực cho các cơ sở y tế tại địa phương là rất lớn trong việc tiếp nhận cách ly, điều trị", ông Sơn nói.

Do vậy, Bộ Y tế đề xuất Sở Y tế Đà Nẵng tận dụng các cơ sở y tế hiện có, đặc biệt là hệ thống bệnh viện tư nhân như Bệnh viện Gia Đình và Bệnh viện Vinmec, tham gia khám chữa bệnh và tiếp nhận các ca Covid-19, F1 từ Bệnh viện Đà Nẵng.

Lê Nga 

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Y tế 24h - 19/11/2024

Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Y tế 24h - 15/11/2024

Mổ cấp cứu thai phụ mắc sốt xuất huyết nguy kịch, vỡ ối sớm

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Y tế 24h - 12/11/2024

Cấp cứu kịp thời cho một bệnh nhân bị TNGT do đột quỵ bất ngờ

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Y tế 24h - 31/10/2024

Cứu trẻ sơ sinh mắc bệnh tim thoát cửa tử

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới