Thức thâu đêm thường xuyên, người đàn ông bị đột quỵ mắt

Theo Báo Giao thông 08:46 22/01/2021 - Y tế 24h
Nếu thấy mắt đột nhiên tối sầm, sau đó trở lại trạng thái bình thường, đừng chủ quan vì đó là dấu hiệu của một căn bệnh có thể gây mù lòa.

Trước đây, anh Trần (31 tuổi) cảm thấy mắt của mình khó chịu nên đã đến Bệnh viện Nhân dân Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc để khám. Qua kiểm tra, bác sĩ nhận thấy thị lực mắt phải của anh có vấn đề, được chẩn đoán mắc chứng tắc động mạch võng mạc, hay còn được gọi là đột quỵ ở mắt.

Chia sẻ với bác sĩ, anh Trần cho hay: “Khoảng 3, 4h sáng, khi đang viết code, tôi thấy mắt mình tối sầm lại, sau đó vài giây mọi chuyện trở lại bình thường. Tôi nghĩ rằng có thể mình bị tụt huyết áp nên chủ quan không quan tâm. Hôm sau, tình trạng tương tự lại tiếp diễn”.

Thường xuyên thức đêm làm việc, người đàn ông bị đột quỵ ở mắt. (Ảnh minh họa)
Thường xuyên thức đêm làm việc, người đàn ông bị đột quỵ ở mắt. (Ảnh minh họa)

Sau khi điều trị, thị lực của anh Trần hồi phục, nhưng 1 năm sau đó tình trạng này lại tái phát.

Lúc này, bác sĩ cho biết: “Tình trạng thức khuya làm việc với máy tính cường độ cao của bệnh nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến động mạch trung tâm của võng mạc, có thể làm tắc động mạch chính và các nhánh của nó. Việc ngăn chặn sớm sẽ ít ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân, nhưng tiên lượng về căn bệnh này không tốt. Vì một khi động mạch bị tắc nghẽn, nó sẽ ở trong tình trạng thiếu máu cục bộ, thiếu oxy, chức năng của mắt bị ảnh hưởng”.

Trên thực tế lâm sàng, tỷ lệ tắc động mạch võng mạc không cao, thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi hoặc người mắc các bệnh mãn tính như huyết áp cao, đái tháo đường…

Trong trường hợp của anh Trần, mặc dù tuổi còn trẻ nhưng vì thức khuya trong thời gian dài, sử dụng mắt quá mức là nguyên nhân chính gây ra bệnh.

Anh Trần chia sẻ: Tôi thường thức khuya, chỉ đi ngủ lúc 1, 2h sáng, 1 tuần thức khuya đến 5 ngày hoặc có khi cả tuần”.

Bác sĩ cho biết, đột quỵ mắt là do mắt hoạt động quá nhiều, khiến các mạch máu hoạt động bất thường. Hơn nữa, tình trạng thức khuya thường xuyên ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, bệnh khởi phát cấp tính, tỷ lệ mù lòa cao.

Trong trường hợp nếu đột nhiên cảm thấy mọi thứ bị mờ, vài phút sau trở lại bình thường, đó là dấu hiệu cảnh báo sớm của các mạch máu trong võng mạch, cần phải đi khám sớm và điều trị kịp thời. Để đề phòng đột quỵ ở mắt, cần chú ý thư giãn mắt 5-10 phút khi làm việc liên tục.

Ngoài ra, khi sử dụng điện thoại, nên giảm độ sáng màn hình, giữ khoảng cách giữa mắt và màn hình 30-50cm, tránh nhìn điện thoại trong môi trường tối…

 

Phan Hằng (Theo Kknews)

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Y tế 24h - 23/12/2024

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM công bố 100 ca mổ não, tủy sống thành công bằng robot AI

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Y tế 24h - 28/11/2024

Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế 24h - 27/11/2024

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Y tế 24h - 25/11/2024

Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Y tế 24h - 21/11/2024

Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới