Trung Quốc ngừng thử thuốc do thiếu tình nguyện viên
Theo viện sĩ Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm cố vấn chính phủ về khủng hoảng y tế, lý do thiếu người thử thuốc là nước này dần kiểm soát được sự lây lan của virus, số người mắc Covid-19 giảm đáng kể.
"Chẳng ai nghĩ rằng Trung Quốc khống chế dịch bệnh nhanh đến vậy. Giờ thì không thể thực hiện bất cứ nghiên cứu quy mô lớn nào trong nước nữa", ông Chung cho biết.
Ngày 18/4, Trung Quốc chỉ ghi nhận 27 ca nhiễm mới, không có bệnh nhân nào tử vong. Số người đang điều trị là 93.
Hai trong số các thử nghiệm lâm sàng bị ảnh hưởng liên quan đến thuốc kháng virus remdesivir, ứng viên tiềm năng nhất để điều trị Covid-19. Thuốc được phát triển bởi công ty công nghệ sinh học Gilead.
Các chuyên gia Vũ Hán bắt đầu nghiên cứu trên hai nhóm bệnh nhân: nhẹ đến trung bình và nghiêm trọng kể từ đầu năm nay. Cả hai thử nghiệm dự kiến hoàn thành ngày 27/4. Song dựa trên diễn biến trong nước, hôm 15/3, Trung Quốc quyết định tạm ngừng nghiên cứu trên nhóm thứ nhất và huỷ bỏ hoàn toàn đối với nhóm hai. Nguyên nhân là có quá ít bệnh nhân tham gia thử nghiệm.
Dù vậy, Gilead còn 5 thử nghiệm trên các ca bệnh nặng, diễn ra ở Mỹ và một số nước châu Âu, nơi dịch vẫn hoành hành.
Trong báo cáo đăng tải trên Tạp chí Y học New England, hãng cho biết 68% trong số 53 bệnh nhân nặng ở Trung Quốc đã cải thiện rõ rệt sau khi sử dụng remdesivir.
Đại học Chicago ngày 15/4 thông báo kết quả một thử nghiệm nhanh trên 125 bệnh nhân nặng ở Mỹ, trong đó bệnh nhân được tiêm truyền remdesivir. Kết quả 113 người đủ điều kiện xuất viện chỉ sau 6 ngày điều trị, hai người tử vong. Tuy nhiên kết quả này mới mang tính sơ bộ bởi không có thử nghiệm đối chứng bằng giả dược.
Tờ Nhân dân Nhật báo mới đây dẫn lời ông Huang Wenxiang, trưởng khoa truyền nhiễm Bệnh viện Liên kết Đại học Y Trùng Khánh, cho biết thử nghiệm lâm sàng trên thuốc sốt rét hydroxychloroquine sulphate cũng bị đình chỉ vào tháng 3 do không đủ tình nguyện viên.
Hồi tháng 2, 12 chuyên gia y tế đại lục đã đăng tải một bức thư ngỏ trên Tạp chí Dịch tễ Trung Quốc, cho rằng các thử nghiệm lâm sàng cần được tiến hành một cách tuần tự. Tình trạng khan hiếm tình nguyện viên dẫn đến không đủ dữ liệu, ảnh hưởng tính an toàn và hiệu quả của nghiên cứu.
Kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát, khoảng 580 công trình đã được đăng ký ở Trung Quốc. Dù một số bị huỷ bỏ, con số lớn là bằng chứng cho thấy quyết tâm của đại lục trong việc tìm phương pháp điều trị và khắc phục ảnh hưởng của đại dịch, viện sĩ Chung Nam Sơn nhận định.
"Và đừng coi nhẹ kết quả của gần 600 thử nghiệm lâm sàng này", ông nói.
Thục Linh (Theo SCMP)
Tin lên quan
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Y tế 24h - 15/01/2025
Liệt nửa người sau mũi tiêm trị đau vai gáy ở phòng khám tư
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Y tế 24h - 07/01/2025
Bình Thuận: Sau bữa cơm với cá nóc, 1 người tử vong, 4 người nhập viện
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Y tế 24h - 06/01/2025
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Y tế 24h - 03/01/2025
Thêm nhiều bệnh nhân được hồi sinh từ tạng hiến vào ngày đầu năm mới
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID
Y tế 24h - 02/01/2025
Từ 1/1/2025, người dân có thêm tiện ích mua thuốc online trên VNeID