WHO thử thuốc trị Covid-19 trên bệnh nhân
WHO công bố tin này trong cuộc họp báo với các bộ trưởng y tế thế giới ngày 27/3. WHO đang thử nghiệm bốn trong số các loại thuốc tiềm năng nhất để chống lại Covid-19 bao gồm Remdesivir là hợp chất chống virus; Cloroquine hoặc hydroxychloroquine là thuốc chống sốt rét; Ritonavir và Lopinavir là thuốc ức chế HIV và sự kết hợp của hai loại thuốc này với interferon beta là một hợp chất kháng virus.
Thử nghiệm này nhằm so sánh sự an toàn và hiệu quả của 4 loại thuốc hoặc phối hợp các loại thuốc này với nhau chống nCoV.
"Các bệnh nhân ở Na Uy và Tây Ban Nha là những người đầu tiên sẽ ghi danh vào thử nghiệm toàn cầu này. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện trên hơn 45 quốc gia. Nhiều quốc gia khác cũng đang bày tỏ sự quan tâm. Càng nhiều quốc gia tham gia thử nghiệm, chúng tôi sẽ có kết quả nhanh hơn", ông Tedros, Tổng giám đốc WHO, phát biểu.
Bệnh viện Đại học Oslo là một trong 22 địa điểm của Na Uy triển khai thực hiện thử nghiệm của WHO. Viện Y tế Công cộng Na Uy tin rằng thử nghiệm này có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sẽ mất ít nhất 3 tháng đánh giá thử nghiệm để tìm ra loại thuốc điều trị được phê duyệt.
Giám đốc điều hành Hội đồng nghiên cứu Na Uy cũng cho biết, hàng trăm bệnh nhân đồng ý tham gia thử nghiệm. Nghiên cứu sẽ tiếp tục "cho đến khi có thể khẳng định rằng loại thuốc này là có hiệu quả hay không".
"Ngay khi có một bệnh viện hoặc quốc gia nào xác nhận một trong những loại thuốc này có hiệu quả, chúng tôi sẽ dừng nghiên cứu và cung cấp cho mọi người", Anne-Ma Dyrhol Riise, Trưởng Khoa y học truyền nhiễm, Bệnh viện Đại học Oslo, cho biết.
Các quan chức của WHO cũng kêu gọi các nước ngừng sử dụng các loại thuốc chưa được chứng minh là có hiệu quả chống lại nCoV. Họ không nêu tên cụ thể loại thuốc nào, nhưng một số người đã thử nghiệm sử dụng chloroquine kết hợp với azithromycin để điều trị Covid-19.
Ông Tedros nói rằng để cho ra một loại vaccine ngăn ngừa Covid-19 phải mất ít nhất từ 12 đến 18 tháng. WHO đã hợp tác chặt chẽ với Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nơi đã hợp tác nhanh chóng với công ty công nghệ sinh học Moderna để phát triển một loại vắc-xin để ngăn ngừa nCoV. Họ đã thử nghiệm trên người ở Mỹ vào tuần trước.
Tính đến 28/3, Covid-19 xuất hiện ở 199 quốc gia, vùng lãnh thổ với tâm dịch dịch chuyển từ Trung Quốc sang châu Âu và Mỹ. Toàn cầu đã ghi nhận gần 663.000 ca nhiễm, hơn 30.000 người chết và gần 142.000 trường hợp bình phục. Mỹ tiếp tục là vùng dịch lớn nhất với 123.313 ca nhiễm, 2.211 ca tử vong và 3.231 người hồi phục. Italy xác nhận thêm 5.974 ca nhiễm mới, nâng số ca nhiễm lên 92.472, là vùng dịch lớn thứ hai trên thế giới.
Lê Cầm (Theo WHO, Euronews, CNBC)
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Y tế 24h - 28/11/2024
Hai nữ sinh nhập viện sau khi uống 20 viên thuốc giảm đau
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế 24h - 27/11/2024
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Y tế 24h - 25/11/2024
Người bệnh nguy hiểm tính mạng vì kháng thuốc
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Y tế 24h - 21/11/2024
Liệt dây thần kinh số 7 có phục hồi được không?
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ
Y tế 24h - 19/11/2024
Tìm lại nụ cười cho bé trai biến dạng mặt sau tai nạn pháo nổ