Bạch hoa xà thiệt thảo - ức chế tế bào ung thư
Bạch hoa xà thiệt thảo chứa nhiều chất thuộc nhóm osid như asperulosid, scandosid, coumaroyl - sacandosid, feruscandosid methyl ester và acid hữu cơ. Trên được lý thực nghiệm, bạch hoa xà thiệt thảo ức chế mạnh tế bào ung thư lympho, ung thư bạch cầu hạt bạch cầu đa nhân. Ở nồng độ tương đương 0, 5 – 1g dược liệu / ml, có tác dụng ức chế tế bào u báng Ehrlich và carcinoma. Bạch hoa xà còn ức chế hiện tượng gây đột biến do độc tố aflatoxin B1 gây ra. Nước sắc bạch hoa xà thiệt thảo có tác dụng tăng cường khả năng thực bào trong các phản ứng viêm.
Trong y học cổ truyền, bạch hoa xà thiệt thảo có vị ngọt, đắng, tính hàn, vào các kinh vị, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, tán ứ, kháng u. Sử dụng trị phế nhiệt suyễn ho, viêm thể biến đào, viêm hầu họng, viêm ruột thừa lỵ, hoàng đản, viêm xoang chậu, viêm nhiễm phụ khoa, ung sưng lở loét, rắn độc cắn. Có tài liệu còn cho rằng, bạch hoa xà thiệt thảo có thể thành phố hỏa, tả phế nhiệt, chữa được viêm gan, viêm nhiễm đường tiết niệu, ung thư. Dùng qua đường uống thì sắc 1 - 2 lạng hoặc giã lấy nước, dùng ngoài thì giã đắp.
Trung Quốc đã sản xuất thành dạng thuốc dùng chữa viêm đường hô hấp trên, viêm amydale, viêm phổi, viêm túi mật, viêm ruột thừa, kết hợp điều trị ung thư. Đã nghiên cứu lâm sàng trên tổng số 77 bệnh nhân viêm xương chậu và viêm phụ khoa. Liều điều trị: 1,5 lạng bạch hoa xà thiệt thảo, kết hợp với 3 đồng cần xuyên phá thạch (Cây mỏ cọ), sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chỉ có 4 người vô hiệu, còn lại 73 người khỏi bệnh.
Đã nghiên cứu trên dạng thuốc tiêm bắp, bào chế từ bạch hoa xà thiệt thảo, trên một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư gan, đều có khả năng cải thiện ở các mức độ khác nhau, nhưng thử nghiệm thực hiện với số lượng ít bệnh nhân, nên chưa thể đánh giá tổng kết. Một nghiên cứu lâm sàng khác, trên 10 bệnh nhân sỏi mật và viêm túi mật, sử dụng bạch hoa xà thiệt thảo, kết hợp với nhân trần và kim tiền thảo, cùng khối lượng, chế thành “Lợi Đởm Hợp Tễ”. Kết quả cho thấy, lượng cặn lắng của mật thải ra nhiều, chỉ số vàng da giảm nhanh, tác dụng lợi mật, bài tiết mật rất rõ ràng. Ngoài ra, còn chữa trị cho trẻ em bị viêm phổi, viêm ruột thừa và rắn độc cắn, đều cho tác dụng tốt.
Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
Bài thuốc dân gian - 19/12/2023
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Bài thuốc dân gian - 18/10/2023
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Bài thuốc dân gian - 31/12/2022
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Bài thuốc dân gian - 29/07/2022
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường
Bài thuốc dân gian - 10/07/2022
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường