Cây mọc chủ yếu ở các tỉnh miền nam nước ta. Cây sao được trồng chủ yếu làm cây bóng mát và lấy gỗ được dùng để đóng thuyền, làm cầu hay các công trình kiến trúc lớn; ngoài ra còn là vật liệu gỗ để đóng nhiều đồ dùng khác.
Công dụng và liều dùng: trị một số chứng viêm lợi, áp xe lợi, sâu răng, được nhân dân nhiều tỉnh phía nam sử dụng khá phổ biến.
- Lấy vỏ sao đen cho vào rượu 30 - 40 độ ngâm trong vài giờ liền, khi có màu đen hơi đỏ là dùng được. Dùng rượu này ngậm và súc miệng, ngày ba lần. Thường thì ngậm từ 15 - 30 phút sau đó nhổ đi.
- Vỏ thân cây sao đen 50g cho vào 300ml nước sắc sôi thì để lửa nhỏ để đun tiếp 15 phút. Sau đó dùng nước sắc ngậm và súc miệng trong 15 đến 20 phút, ngày làm hai, ba lần, trong ba, bốn ngày.
2. Cây Tất bạt
Tất bạt còn gọi là tiêu lốt, tiêu hoa tím. Tên khoa học là Piper longum L. Thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae).
Cây bò ở phần gốc, cành mang hoa, thẳng đứng không long. Lá có cuống ngắn, phiến là hình trứng thuôn, nhọn ở đỉnh, hình tim ở gốc lá, cuống lá hơi phủ long, có bẹ ở gốc. Mùa ra hoa tháng ba.
Tất bạt mọc hoang cả miền bắc và miền nam nước ta, dùng làm thuốc thì hái những chùm quả dính vào nhau vào lúc còn xanh, phơi hay sấy khô. Có khi còn dùng cả rễ có đường kính 3-4mm, phơi hay sấy khô. Tất bạt có vị cay, tính đại ôn vào hai kinh vị và đại tràng, có tác dụng ôn trung, tán hàn, hạ khí, chỉ thống.
Công dụng và liều dùng trị răng sâu: Ngày dùng 2-4g dưới dạng thuốc sắc hay tán bột. Ngoài ra có thể tán tất bạt với hồ tiêu, thêm ít sáp ong vê thành viên nhỏ bằng hạt vừng đặt vào nơi răng bị nhức đau 1-2 hạt.
Phúc Huy