Lá móng tay - thuốc hay nhưng dùng thận trọng

Trong dân gian lá móng được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau: Làm thuốc nhuộm, làm các bài thuốc chữa bệnh,…
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hỏi: Kính mong tạp chí TSK giúp tôi biết cây này tên gì, công dụng của cây?

ĐÁP : Cây bạn hỏi có tên là “ Lá móng” , hay “Lá móng tay” , tên khoa học là Laucsonia inermis L . , thuộc họ Tử vi ( Lythraceae ) . Gọi là Lá móng vì ngày xưa khi chưa có mỹ phẩm, phụ nữ đã dùng lá cây này để nhuộm móng tay, móng chân và bôi môi cho có màu đỏ. Đây là cây nhỏ cao 2 – 6m, thân nhắn, có gai tù ở đầu cành. Lá đơn, nguyên, mọc đối, hình trái xoan, dài 2 – 3cm, rộng 1cm, hai đầu thon nhọn. Cụm hoa là chùy ngọn cành, mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, hồng hay đỏ . Bốn lá đài hình chuông. Bầu trên 4 ô. Quả nang nhỏ, hình cầu, có 4 ô, chứa nhiều hạt nhỏ hình tháp, màu nâu đỏ. ( Cây có nguồn gốc ở Tây Á, được trồng từ Bắc Phi tới Trung Á và Ấn Độ. Ở nước ta, cây cũng được trồng ở nhiều nơi làm cảnh; có người dùng lá, vỏ thân và rễ làm thuốc. |

Thành phần hóa học: Lá móng tươi chứa acid augustic suavissimosid R1, afzelin, các heterosid khi thủy phân sẽ giải phóng chất lawson, hàm lượng khoảng 1 %, có tác dụng kháng sinh. Ngoài ra, còn có tinh dầu 1, 2 %, chất nhựa 2 – 3 %, tannin và khoảng 2 % chất màu 2 - hydroxy 1.4 - naphthoquinon có tinh thể hình kim, màu vàng da cam. Rễ có catechin, rubinaphtin B. Hạt chứa 5 – 6% chất dầu không khô. Theo y học cổ truyền, toàn cây (lá, vỏ thân, rễ) có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm. Lá móng có tác dụng hoạt huyết , tán ứ , được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt (lá tươi giã nát, trộn với giấm), cũng dùng trị tiêu chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt (dùng khô với liều 8 – 20g, sắc uống). Cao Lá móng có tác dụng chống viêm. Ở Ấn Độ, người ta dùng làm thuốc trị đau đầu và trị bỏng. Nước sắc lá được dùng làm thuốc súc miệng để giảm đau họng. Dịch lá thêm nước và đường uống trị di tinh. Người A Rập cũng dùng nó làm thuốc điều kinh và gây sẩy thai. Hoa dùng chữa sốt, mất ngủ .

Đơn thuốc ( theo cố Lương y L . T . Đức )

- Chữa con gái chậm có kinh Lá móng 50g , sắc uống .

- Thông kinh bế , để tránh thụ thai : Lá móng 50g , Ich mâu 40g , Nghệ đen 30g , sắc uống , mỗi ngày 1 thang cho đến khi thấy kinh mới thôi .

- Chữa nấm móng tay , móng chân , lở ngứa ở kẽ chân rồi lấy lan sang các ngón khác , có khi lở cả bàn tay , bàn chân . Dùng Lá móng giã nát với ít hạt muối , rồi đắp vào buổi tối , buộc rịt lại . Ngày có thể mở ra cho thoáng hơi và dễ làm việc . Tuần đầu thay thuốc mới hằng ngày . Tuần thứ hai , đắp thuốc thưa ra 2 ngày một lần . Tuần thứ ba đắp 3 ngày một lần . Khi hết lở ngứa mà bong da , thì bôi nhựa lá Lô hội , hay đắp lá cây Thuốc bỏng , hoặc bôi dầu Gấc .

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới