Lô hội, dưa chuột thanh nhiệt, làm đẹp

Lô hội chứa 13 chất chống vi khuẩn nên chữa lành được vết thương, làm đẹp da; dưa chuột cắt khoanh đắp lên mặt trị nếp nhăn, da nhờn.
Ảnh minh họa

 

Theo cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc của lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, lô hội dạng cây thân hóa gỗ, ngắn, to, thô, mọc áp sát vào nhau. Phiến lá cây dày, mềm, hình ba cạnh, mặt trên có đốm trắng, mép dày, có gai thưa và răng cưa khô cứng ở phía cuống. Trong lá có chất nhựa nhầy màu vàng nhạt.

Trong lô hội có 13 chất khác nhau chứa trụ sinh chống vi khuẩn nên chữa lành được các vết thương; 8 loại vitamin (A, B1, B2, B6, C, M...) cần thiết làm lớn mạnh tế bào, nuôi dưỡng cơ thể, tạo máu, điều hòa thể chất; trên 20 chất muối đạm cần thiết cho cơ thể.

Người Việt biết dùng lô hội từ xa xưa, thường nấu chè ăn để trị bệnh dạ dày, điều hòa hệ thống tiêu hóa, chữa bỏng, lở chàm, lở ngứa, rôm sảy... Lương y Sáng nói một số nghiên cứu còn cho thấy lô hội có khả năng điều trị và phòng được nhiều bệnh ung thư. Trong Đông y, lô hội vị rất đắng, tính lạnh, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, thông đại tiện.

Một số món ăn, bài thuốc từ cây lô hội như sau:

Lô hội nấu với đường mật ăn cho mát, phòng bệnh rôm sảy, lở ngứa. Lá cây sắc uống thường xuyên giúp thanh nhiệt, trị các bệnh tiêu hóa như ăn uống chậm tiêu, khó tiêu, bụng dạ bất ổn. Lô hội làm sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng máy xay sinh tố xay thật nhuyễn, pha cùng với nước chanh, uống một thìa trước ăn 15-30 phút, ngày ba lần, trị huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường; hoặc sắc uống liệu trình ba tuần, trị bệnh đi tiểu nhiều lần.

Gel lô hội tươi có thể dùng trực tiếp lên vùng da có sẹo mụn, để khô, sau đó rửa lại với nước lạnh. Ngoài ra, thoa lô hội lên mặt sẽ giúp làm thu nhỏ lỗ chân lông, hạn chế da tiết dầu.

Dưa chuột

Dưa chuột dạng cây leo, là loại rau thông dụng nước ta và được ưa chuộng trong bữa ăn hàng ngày. Trong dưa chuột có chứa 95% nước, ngoài ra là protein, vitamin và khoáng chất. Quả có thể dùng để ăn tươi, nấu canh, làm nộm, muối mặn, muối chua...

Theo chuyên gia, do chủ yếu thành phần quả là nước nên nếu bạn quá bận rộn, thường xuyên quên uống nước thì có thể ăn dưa chuột để bù lại lượng chất lỏng bị mất. Bên cạnh đó, vitamin A, B, C trong quả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cung cấp năng lượng. Trong 100 g dưa chuột chỉ có 16 calo nên đây là thực phẩm lý tưởng cho người muốn giảm cân.

Trong Đông y, quả có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng giải khát, lợi tiểu, chữa phù thũng, lỵ ở trẻ em. Loại quả này giúp làm đẹp da bằng cách cắt khoanh đắp lên mặt trị nếp nhăn, hoặc sắc để rửa mặt, trị da nhờn; ngâm trong sữa tươi, lấy nước rửa mặt trị tàn nhang.

Bài thuốc giữ da mặt đẹp như sau: giã nhuyễn 50 g hạnh nhân hòa cùng 200 g dịch dưa chuột, sau đó nấu sôi để nguội, lọc qua vải, cho thêm 200 g cồn và 1 g tinh dầu hoa hồng, xoa mặt hàng ngày.

Ngoài ra, một số bài thuốc từ dưa chuột trị bệnh như: dưa chuột non 10 quả nấu cùng mật mía cho trẻ ăn dần 1-2 ngày, chữa hội chứng nhiệt lỵ; hay dưa chuột giã đắp chữa vết thương.

Thúy Quỳnh

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới