Mẹo giữ ấm cơ thể cực đơn giản hiệu quả chỉ với gừng và muối

26/01/2022 - Bài thuốc dân gian
Trong tiết trời mùa đông, đặc biệt là khí hậu miền Bắc Việt nam, nhiệt độ xuống rất thấp, không khí lạnh tác động khiến cơ thể dễ gặp các vấn đề bất ổn. Vì vậy, để giữ ấm cơ thể, tăng cường sức đề kháng và khỏe mạnh trong những ngày lạnh giá, mọi người có thể áp dụng cách sau đây.
Mẹo giữ ấm cơ thể cực đơn giản chỉ với gừng và muối
Mẹo giữ ấm cơ thể cực đơn giản chỉ với gừng và muối

 

Những biện pháp cần được áp dụng thường xuyên:

  • Tăng cường vận động: Vận động luôn tốt cho sức khỏe ở bất cứ mùa nào, không chỉ giúp bạn có cơ thể dẻo dai, vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn bởi vận động sẽ khiến cơ thể sinh nhiệt.
Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên

 

  • Đảm bảo đủ dinh dưỡng: Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Đặc biệt khi trời giá rét, cơ thể mất nhiều năng lượng hơn để chống lạnh, do vậy, dinh dưỡng trong mùa đông cần nhiều hơn mùa hè. Lượng thực phẩm cung cấp sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo được diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể.  Đặc biệt, một số món ăn từ các loại gia vị như gừng, tỏi... cũng giúp giữ ấm cơ thể rất tốt. Quan trọng là việc sử dụng thực phẩm khi còn ấm nóng sẽ giúp làm ấm hiệu quả bằng cách tăng lưu lượng máu đến các cơ quan.
Đảm bảo đủ dinh dưỡng
Đảm bảo đủ dinh dưỡng

 

  • Đảm bảo đủ ấm khi ra ngoài: Thay vì mặc 1 chiếc áo dày, các bạn hãy mặc nhiều lớp áo mỏng. Đây là phương pháp giữ ấm cực tốt cho mùa đông bởi khi mặc như vậy, giữa các lớp quần áo sẽ có một lớp khí, giúp cách nhiệt và giữ nhiệt tốt. Không chỉ thế, khi các lớp quần áo ma sát với nhau cũng sẽ sinh ra nhiệt, làm tăng thêm cảm giác ấm áp. Chú ý giữ ấm những bộ phận dễ bị lạnh như cổ, tai, mũi, tay, chân, lưng,... Đi ra ngoài cần mặc áo khoác chất liệu chắn gió, đeo khẩu trang.
  • Tránh việc thay đổi nhiệt độ đột ngột: Cũng giống như mùa hè, hãy đảm bảo rằng cơ thể luôn thích nghi với nhiệt độ và khí hậu thất thường bằng cách từ từ tăng/ giảm nhiệt độ điều hoà, máy sưởi trong phòng hoặc xe hơi cho phù hợp với nhiệt độ thực tế bên ngoài trước khi ra khỏi nhà hoặc xe. Việc này sẽ giúp chúng ta tránh được hiện tượng sốc nhiệt, phản ứng mạnh từ cơ thể.
Luôn giữ ấm cơ thể
Luôn giữ ấm cơ thể

 

Ngoài ra hãy tìm hiểu phương pháp giữ ấm bàn chân bằng cách ngâm chân nước muối gừng sau đây để cơ thể luôn cảm thấy dễ chịu trong mùa đông.

Tại sao lại cần ngâm chân?

Chân tay lạnh là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thời tiết trở lạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp, các thành mạch co lại, khí huyết không được lưu thông dễ dàng có thể dẫn tới tình trạng tắc nghẽn mạch, do đó, không đủ nuôi dưỡng tế bào, đặc biệt ở phần chân và tay. Một khả năng khác là hệ tuần hoàn bị trục trặc, quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.

Mục đích của ngâm chân là để giữ ấm cho chân, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông máu được dễ dàng và giúp chân được thoải mái.

Ngâm chân giúp đường máu vận chuyển trong cơ thể được khai thông, điều chỉnh huyết áp, loại bỏ hàn khí (khí lạnh) và chất độc. Nhờ đó, bạn tránh được bệnh tật, ngủ ngon hơn và đôi chân luôn được khỏe mạnh.

Có thể nói bàn chân là điều kiện dễ dàng tiếp xúc và massage nhất, vì các huyệt đạo dưới gan bàn chân sẽ tác động đến hầu hết tất cả các bộ phận, cơ quan lục phủ ngũ tạng của cơ thể. Vì thế mà trên thị trường ngày càng mở rộng nhiều tiệm “massage chân” chuyên biệt, đủ cho ta hiểu được vai trò của bàn chân và sự thư thái mà cảm giác được massage đôi chân tốt cho sức khỏe như thế nào.

Việc massage chân sẽ bao gồm việc ngâm chân, ấn huyệt và xoa bóp. Nếu được đi massage chân mỗi ngày dưới bàn tay của nghệ nhân massage thì quá tuyệt rồi, nhưng nếu không có thời gian, bạn hãy tận dụng cho mình những phương cách thủ công massage tại nhà, vừa dễ làm lại vừa tiết kiệm chi phí. Đặc biệt phải kể đến việc ngâm chân nước ấm đơn giản vào mỗi tối trước khi đi ngủ.

Tác dụng của vệc ngâm chân nước muối gừng:

  • Giảm đau nhức xương khớp:

Nước muối gừng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh viêm đau khớp cổ chân, đau gót chân. Ngâm chân bằng nước nóng pha muối gừng hằng ngày vào buổi tối không chỉ có lợi cho chân mà còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh cho toàn thân.

  • Chữa cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt:

Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch của nước gừng nóng sẽ có tác dụng làm giảm huyết áp khi bị tăng cao đột ngột. Nước muối gừng nóng mặc dù tiếp xúc bên ngoài chân nhưng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống

  • Chữa mất ngủ:

Ngâm chân bằng nước muối gừng mỗi tối trước khi đi ngủ là liệu pháp chữa chứng mất ngủ vô cùng hữu hiệu và an toàn. Khi trở về nhà sau một ngày bận rộn, ngâm đôi chân vào chậu nước nóng không chỉ giúp cơn mệt mỏi tan đi mà còn làm cho hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, ức chế vỏ đại não, giúp bạn có giấc ngủ sâu, phục hồi sức khỏe.

  • Thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng:

Khi được ngâm chân với nước nóng và muối gừng sẽ có cảm giác dễ chịu, cơ thể thư thái đầu óc nhẹ nhàng là do ngâm chân nước nóng giúp khí huyết lưu thông, làm ấm cơ thể. Các huyệt đạo ở gan bàn chân được kích hoạt giúp tăng cường chức năng thải độc của hầu hết các cơ quan trong cơ thể, các mạch máu ở não giãn ra giúp máu huyết cung cấp Oxy lên não tốt hơn.

Ngâm chân nước muối gừng cũng có rất nhiều công dụng khác như: giảm viêm tĩnh mạch chi dưới, giảm phù chân, điều trị mụn nhọt vùng chân, chữa chứng di tinh,...

 
Ngâm chân muối gừng giữ ấm cơ thể
Ngâm chân muối gừng giữ ấm cơ thể

 

Cách thực hiện:

Chuẩn bị:

  • 2 lít nước
  • 1 củ gừng tươi
  • 20g muối hạt

Để khai thác được tối đa tác dụng của gừng, hãy sử dụng gừng tươi và đun nhỏ lửa. (Tránh đun sôi sẽ làm mất đi tinh dầu của nó và do đó làm giảm dược tính của nó). Tốt nhất nên sử dụng gừng tươi.

  • Cắt gừng thành những miếng nhỏ khoảng 1 đốt ngón tay và xay nhỏ hoặc giã nhuyễn.
  • Đặt gừng đã xay vào một cái nồi vừa, cho muối và nước đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 đến 20 phút. Không đun sôi bùng.
  • Trong khi đó, đổ nước nóng vào chậu hoặc chậu đủ lớn cho cả hai bàn chân. Lọc dịch gừng vào thùng lớn hơn với nước nóng; bỏ gừng. Thoải mái trong bàn chân của bạn, thư giãn và tận hưởng.
  • Ngâm chân mỗi ngày 1 lần từ 15 – 30 phút vào thời điểm thích hợp (nên vào buổi tối trước khi đi ngủ)

Cho dù mùa nóng hay mùa lạnh, các nhà nghiên cứu vẫn khuyên chúng ta nên ngâm chân mỗi ngày để hạn chế bệnh tật. Bạn không thể có được một giấc ngủ ngon nếu đôi chân bị lạnh. Bởi lẽ, chân lạnh có thể khiến toàn thân bị lạnh do kinh mạch của thận và tỳ vị bắt nguồn từ chân nhưng do chân nằm xa tim nên thời gian để máu vận chuyển tới đây lâu hơn so với các cơ quan khác. Điều này có thể khiến chân bị thiếu hụt máu và rất dễ nhiễm lạnh.

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới