Mía dò làm thuốc và thức ăn
Tác dụng:
- Lợi tiểu, tiêu thũng, giải độc, giải nhiệt.
- Trong củ có nhiều diogenin được chiết ra.
- Củ được trọng dụng trong chứng cổ trường do xơ gan, viêm thận mạn.
- Nếu phối hợp với các cây lợi tiểu khác sẽ thu hiệu quả cao hơn.
Công dụng
- Chữa sốt, đái buốt, đái sáng: Thân rễ sắc hoặc nấu cao lỏng uống.
- Chữa đau tai: Ngọn và cành non nướng, giã lấy nước nhỏ tai. Liều dùng: Mỗi ngày 8 – 16g, nếu dùng ngoài không kể liều lượng, lá non luộc làm rau ăn, củ làm lương thực chống đói.
Tránh nhầm cây mía dò ( hay củ chóc này ) với cây bán hạ nam, còn gọi củ chóc [ Typhonium trilobatem ( L ). Schott thuộc họ Ráy ( Araceae ) ] là cây có hoa nở vào đầu mùa Thu có mùi thối.
Mía dò hoa gốc tên khoa học Costus tonkinesis Gagnep, họ Gừng. Mọc hoang rừng núi nơi ẩm thấp, ven suối. Mùa hoa quả tháng 5 – 9. Cụm hoa mọc ở gốc từ thân rễ lên gồm nhiều hoa màu vàng nhạt. Có bộ phận dùng, công dụng, cách dùng liều lượng như cây mía dò nói trên.
Nguồn: Tạp chí Thuốc và Sức khoẻ
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
Bài thuốc dân gian - 19/12/2023
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Bài thuốc dân gian - 18/10/2023
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Bài thuốc dân gian - 31/12/2022
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Bài thuốc dân gian - 29/07/2022
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường
Bài thuốc dân gian - 10/07/2022
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường