Một số bài thuốc hỗ trợ hạ đường huyết

Theo quan niệm của y học cổ truyền, bệnh hạ đường huyết (đường máu thấp) thuộc phạm trù “hư lao”, “quyết chứng”. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh dẫn đến bệnh đường máu thấp là do khí huyết không đầy đủ, hoặc khí hư đàm tụ.

ăn cứ vào những chứng trạng biểu hiện cụ thể để lựa chọn cách chữa, cũng như các bài thuốc, món ăn cụ thể, tương ứng với thể (loại hình bệnh) như sau:

1. Nếu thể trạng biểu hiện của bệnh: Người hay mệt lả, đầu choáng váng, chân tay bủn rủn, vã mồ hôi, mặt trắng nhợt, trống ngực, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn, tinh thần khó tập trung, hay quên, bồn chồn, lo hãi vô cớ, nặng hơn thì có những biểu hiện dị thường về mặt tâm thần; Chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế (nhỏ). Có thể sử dụng bài thuốc sau:
Hoàng kỳ 15g, đẳng sâm 12g, đương quy 9g, toan táo nhân 12g, viễn chí 3g, mạch môn đông 9g, ngũ vị tử 6g, bá tử nhân 9g, long nhãn 15g, cam thảo (nướng) 3g. Tất cả nấu với 800ml nước, sắc còn 300ml; sắc hai lần như vậy, hợp hai nước với nhau, chia ra 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống liệu trình khác tới khi bệnh ổn định.

Ngũ vị tử một trong vị thuốc hạ đường huyết
Ngũ vị tử một trong vị thuốc hạ đường huyết

2. Nếu thể trạng biểu hiện của bệnh: Thường sau khi tỉnh dậy, thấy trời đất bỗng nhiên tối sầm, người quay cuồng, vã mồ hôi, chân tay bủn rủn,... Ngoài ra, thường ngày còn có những biểu hiện như nhiều mồ hôi, ngủ nhiều, tinh thần kém tỉnh táo. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác (trơn, nhanh).Có thể sử dụng bài thuốc sau: xương bồ 9g, uất kim 12g, trúc lịch 20g, sơn chi tử 9g, liên kiều 12g, trúc diệp 9g, mộc thông 6g, đan bì 9g, cam thảo 6g. Nếu có những biểu hiện như phiền táo, miệng khát, đau đầu, thêm: sinh địa, tri mẫu, cát căn mỗi vị 12g; nếu nôn mửa không ngừng, thêm: hoàng liên 3g, bán hạ (tẩm gừng sao) 9g, trúc nhự (tẩm gừng sao) 9g. Tất cả nấu với 800ml nước, sắc còn 300ml; sắc hai lần như vậy, hợp hai nước với nhau, chia ra 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống liệu trình khác tới khi bệnh ổn định.

3. Nếu thể trạng biểu hiện của bệnh: Đầu choáng váng, mắt nhìn không rõ, chân tay tê dại hoặc run giật, nặng thì cứng hàm và toàn thân co giật, hai mắt trợn ngược, miệng sùi bọt mép, hôn mê ngã lăn quay. Chất lưỡi hồng nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế huyền (nhỏ, căng).

Có thể sử dụng bài thuốc sau: Đương quy 9g, sơn thù du 12g, ngũ vị tử 6g, bạch thược 15g, hoàng kỳ 20g, xuyên khung 6g, mộc qua 6g, thục địa 12g, sơn dược 15g, câu kỷ tử 12g, cam thảo 6g, đại táo 6 quả. Tất cả nấu với 800ml nước, sắc còn 300ml; sắc hai lần như vậy, hợp hai nước với nhau, chia ra 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục 10 ngày (một liệu trình), nghỉ 3 ngày lại tiếp tục uống liệu trình khác tới khi bệnh ổn định.

Bác sĩ Trần Thị Hải

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/mot-so-bai-thuoc-ho-tro-ha-duong-huyet--n175308.html

Đọc tiếp cùng chuyên mục

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

Bài thuốc dân gian - 19/12/2023

Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Bài thuốc dân gian - 18/10/2023

6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Bài thuốc dân gian - 31/12/2022

Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Bài thuốc dân gian - 29/07/2022

Địa long, công dụng có như lời đồn?

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bài thuốc dân gian - 10/07/2022

Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường

Bảng thống kê bệnh nhân nhiễm bệnh nCoV các quốc gia trên thế giới