Những công dụng thần kỳ của cây quế
Quế có tên khoa học là Cinnamomum loureirii Nees., thuộc họ Long não, là loài thân mộc cao, to, trung bình khoảng 15 – 20m, cành lá sum suê. Lá mọc so le, cuống ngắn có rãnh ở mặt trên, phiến lá hình mác dài khoảng 10 - 15 phân, chiều ngang khoảng 5 – 6 phân, mặt trên nhẫn, màu lục, bóng, mặt dưới màu xám tro, gần 3, hình cung. Hoa mọc thành chùy ở đầu cành hay kẽ lá, có cuống vươn dài mềm mại và sắc hoa màu trắng bạch. Quả hạch hình trứng nhỏ xíu, mặt bóng, khi chín ngả màu nâu tím.
Giá trị của cây quế chủ yếu ở vỏ cây và cành lớn. Vào khoảng tháng tư, tháng năm là lúc quế nhiều nhựa, bóc róc người ta khai thác vỏ quế về bào chế làm dược liệu. Vỏ quế sau khi khai thác phải làm sạch và ủ rất công phu mới cho kết quả tốt, đồng thời phải bảo quản kỹ lưỡng mới giữ được chất lượng quế. Tuy nhiên, tùy theo vị trí khác nhau mà chất lượng quế khác nhau:
- Quế bóc gần gốc gọi là quế hạ căn: chất lượng thấp.
- Quế bóc trên 1m đến đoạn phân cành đầu tiên gọi là quế thượng châu là quế tốt nhất.
- Quế bóc trên các cành lớn làm quế thượng biểu cũng tương đối tốt, Quế trên thân và cành lớn còn gọi là nhục quế..
- Quế bóc trên các cành con là quế chi và cành quế con lấy nguyên cả lõi là quế chi tiêm. Quế chi và quế chi tiêm công dụng khác nhục quế chút ít. Quế xưa nay vẫn được coi là vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.
Theo tài liệu cổ, nhục quế có vị cay, ngọt, tính ôn vào hai kinh thận và can, có tác dụng bồi bổ mệnh môn hỏa, tác dụng tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống làm ấm khí huyết dùng chữa trị các chứng: mệnh môn hỏa hư suy dẫn đến vong dương quyết nghịch, chứng phúc thống do hàn tà dẫn đến tiết tả, chứng thống kinh và sản phụ đau bụng do huyết hàn, huyết trệ,...
Quế chi tính vị quy kinh tương đồng nhục quế nhưng tính năng dịu lắng hơn nên công dụng cũng khác hơn. Quế chi cũng có tác dụng trợ dương ( làm ấm cơ thể ) nhưng thiên về việc làm ấm chân tay ( dẫn dược ra các chi ) dùng để chữa các chứng hàn tỳ chân tay đau nhức, tê buốt, ngoài ra còn có tác dụng giải biểu dùng để chữa chứng cảm mạo phong hàn,...
Ngày nay, các nhà khoa học còn chứng minh: nhục quế có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, tác dụng an thần, giảm đau, tác dụng kích thích nhẹ dạ dày và ruột, tăng cường bài tiết nước bọt, dịch vị hỗ Học việc tiêu hóa, tác dụng giảm thị thắt cơ trơn nội tạng làm giảm cơn đau bụng co thắt ruột. Nhục quế còn tăng lưu lượng máu động mạch vành. Ngoài ra, còn có tác dụng ức chế nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh.
Vài phương dược có vị nhục quế, quế chi
* Phương quế linh hoàn:
Chủ trị: Mệnh môn hóa hư suy. tỳ thận hư hàn, tiết tả.
Nhục quế 120g
Mộc hương 120g
Phục linh 360g
Tất cả sao vàng tán bột trộn mật ong hoàn thành viên bằng hạt đậu đen.
Ngày uống 3 lần, mỗi lần 15 – 20 viên chiêu bằng nước cơm. Kiêng các chất tanh béo, sống lạnh và chất kích thích.
* Quế chi thang ( cổ phương ): Chủ trị: Chứng cảm mạo do hàn tà.
Quế chi 12g
Thược dược 10g
Sinh khương 6g
Cam thảo 4g
Đại táo 3 quả
Sắc uống ngày một thang chia 3 lần. Kiêng gió lạnh,...
Nguyễn Văn Hiếu
Đọc tiếp cùng chuyên mục
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
Bài thuốc dân gian - 19/12/2023
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh của loại lá mọc dại trong vườn
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Bài thuốc dân gian - 18/10/2023
6 bài thuốc dân gian chữa đau lưng từ cây thuốc
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Bài thuốc dân gian - 31/12/2022
Cà cuống vừa là đặc sản vừa là vị thuốc đáng quý
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Bài thuốc dân gian - 29/07/2022
Địa long, công dụng có như lời đồn?
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường
Bài thuốc dân gian - 10/07/2022
Tác dụng của hạt quả vải với người bệnh tiểu đường